Xét xử Phạm Công Danh chiều 12/1: Sai phạm xoay quanh khoản vay 4.700 tỷ tại BIDV
Phạm Công Danh: 'VNCB bị ép tăng vốn khi thực hiện tái cơ cấu' | |
Xét xử Phạm Công Danh sáng 12/1: Thẩm vấn các bị cáo liên quan đến khoản vay 4.700 tỷ tại BIDV |
17h: Kết thúc phiên toà chiều ngày 12/1. Sáng mai phiên toà tiếp tục.
16h15: Thẩm vấn các cán bộ BIDV
Đại diện chi nhánh Bến Thành Hoàng Long Hà lên thẩm vấn. Bị cáo Hà cho biết cáo trạng không chỉ rõ đúng toàn bộ hành vi của bị cáo.
Giám đốc chi nhánh BIDV Gia Định khai không hề tiếp xúc với các công ty vay vốn.
Phó giám đốc Chi nhánh Sở giao dịch 2 cho biết khi nhận được văn bản của hội sở BIDV đã chuyển sang phòng quan hệ khách hàng 1 sau đó thẩm định đưa cho ông ký.
Đại diện BIDV thừa nhận không gặp 3 công ty vay vốn nhưng có cán bộ của chi nhánh có tiếp xúc, kiểm tra. Việc kiểm tra là quá trình diễn ra sau quá trình cho vay. Về khoản lãi tiền gửi và vay tại BIDV, phía ngân hàng sẽ tổng hợp lại và gửi lại toà sau.
Ông Phạm Duy Thanh cán bộ BIDV sở giao dịch 2 cho biết theo quan điểm của ông, thì ông vẫn thực hiện đúng quy định tại quyết định 1627 nhưng trong quá trình có sai sót về đánh giá khách hàng, năng lực tài chính.
15h40: Phiên toà tạm nghỉ
Trong phiên xét xử ông Trần Lục Lang vắng mặt không có lý do.
Viện kiểm sát đề nghị HĐXX triệu tậpnhững người vắng mặt tham dự phiên tòa.
14h55:
Viện Kiểm soát xin xét hỏi bị cáo Mai Hữu Khương
Ông Khương khai cơ sở chọn 12 công ty vay vốn là do hầu như các công ty đã vay vốn chỉ còn 12 công ty. Về việc làm giả báo cáo tài chính, bị cáo Khương cho biết sử dụng số báo cáo trong hồ sơ vay tại Saccombank, số còn lại tự chế.
HĐXX mời bị cáo Viễn, bị cáo cho biết, ông Lưu Trung Kiên hỗ trợ Mai Hữu Khương lập các họp đồng mua bán VLXD đầu ra giữa 12 công ty đứng tên hồ sơ vay vốn BIDV với các công ty có nhu cầu mua VLXD để xây dựng các công trình, dự án dựa trên thông tin về Chủ đầu tư và nhu cầu mua các nguyên vật liệu xây dung.
Ông chỉ gặp anh Sơn và đưa hồ sơ tín dụng cho anh Bảo. Bị cáo cho biết, có được Nguyễn Ngọc Sơn - Trưởng Phòng Khách hàng 1 giao tiếp nhận, xử lý hồ sơ vay vốn của Công ty TNHH Một thành viên Thương mại Dịch vụ Phong Hiệp. Sau đó, Bảo tiếp nhận hồ sơ do Nguyễn Quốc Viễn {nguyên Trưởng Ban Kiểm soát VNCB nhưng Bảo khai không biết Vỉễn làm tại VNCB) trực tiếp đem đến BIDV.
HĐXX mời bị cáo Hoàng Long Hà. Hà khai: "bị cáo thực hiện đúng quy định, bị cáo không đủ thẩm quyền về trách nhiệm sai sót khi cho VNCB vay".
Khi được hỏi về khoản tiền 623,5 tỷ được giải ngân từ khoản vay 4.700 tỷ đồng chuyển về Công ty đầu tư phát triển Hải Tiến dùng làm gì, ông Danh không nhớ rõ vì quá lâu. Ông Đoàn ánh Sáng khai mình chỉ cho chủ trương chứ không có trách nhiệm kiểm tra, thẩm định của các khoản vay.
Đại diện chi nhánh sở Giao dịch 2 cho biết đối với khoản vay này, chi nhánh kiểm tra sau khi cho vay. Đại diện không biết các tài sản thế chấp của các công ty vay vốn. do ông chuyển công tác đến BIDV sau khi vụ án xảy ra.
Về tài sản thế chấp là khu đất 209 Trường Chinh, quận Thanh Khê- Đà Nằng của công ty Phúc Văn, đại diện BIDV không biết đây là tài sản của Tập đoàn Thiên Thanh
14h45:
HĐXX mời ông Phan Vũ Tuấn người ủy quyền của Trần Ngọc Bích, liên quan đến 4 công ty VLXD đầu ra trong gói tín dụng 4.700 tỷ.
Ông cho biết, công ty đã ký hợp đồng với 4 công ty của Phạm Công Danh. Trên thực tế những hợp đồng này không thực hiện được. Lý do là thời điểm đó, thay đổi nhu cầu nguồn cung cấp nên không thực hiện. Việc 4 công ty của Phạm Công Danh sử dụng hợp đồng hợp tác 2 bên với công ty Number one để hoàn thiện hồ sơ tín dụng, ông Tuấn không biết.
14h30: Đại diện BIDV lên tiếng
Bà Nguyễn Thị Phương – Giám đốc ban pháp chế BIDV hội sở, đại diện BIDV cho biết bộ hồ sơ liên quan đến khoản vay 4.700 tỷ đồng cơ bản là đúng theo quy định của pháp luật. BIDV thực hiện nhận tài sản bảo đảm là tiền gửi, có chuyển giao tiền, vậy đó là cầm cố. BIDV cũng đã họp và tổ chức xử lý 1 số cán bộ đã sai phạm
Bà nhấn mạnh BIDV không giao dịch các nhân với Phạm Công danh hay Phan Thành Mai. Tư cách của ông Danh là người đại diện của VNCB, chúng tôi giao dịch với 2 chủ thể có tư cách giao dịch chứ không giao dịch với tư cách cá nhân.
14h20: Nhiều cán bộ BIDV có liên quan vắng mặt tại phiên toà
Ông Trần Bắc Hà tiếp tục có đơn xin vắng mặt.
HĐXX mời ông Trần Hoài Lâm thời điểm đó là chuyên viên quan hệ khách hang BIDV tại TP HCM. Ông Lâm cho biết lãnh đạo ban KHDN giao ông đề xuất cấp tín dụng cho 12 công ty. Tại thời điểm đó Ban quản lý rủi ro của BIDV đã phê duyệt chủ trương cho vay mua VLXD theo mô hình 4 nhà đối với 12 Công ty này. Hồ sơ của các công ty chuyển cho BIDV thông qua VNCB.
Khi được hỏi dựa vào căn cứ nào để đề xuất cấp tín dung cho 12 công ty. Ông Lâm cho biết dựa vào các tiêu chí: Khi nhận hồ sơ, xét theo căn cứ VNCB và BIDV là 2 đối tác cùng theo dự án 4 nhà; sản phẩm cho vay phù hợp với quy định vay của BIDV; các doanh nghiệp này vay ngắn hạn và đều có địa chỉ, hoạt động kinh doanh tại TP HCM.
"Trong quá trình làm tôi thấy đã làm theo quy trình, nhưng sơ sót xảy ra việc này. Tôi xin rút kinh nghiệm" - ông Lâm nói.
Chủ tọa gọi tên 1 số thành viên của BIDV Hội sở để thẩm vấn, tuy nhiên, đa số những người này đều vắng mặt.
Tóm tắt phiên tòa sáng 12/1
Liên quan đến việc thành lập 12 công ty để vay 4.700 tỉ đồng, sáng 12/1, tòa đã chất vấn ông Phạm Công Danh về sai phạm này.
Ông cho biết VNCB không có nguyên vọng tăng vốn mà đây là yêu cầu của NHNN. Do vướng hạn mức tín dụng, tăng trưởng tín dụng, NHNN yêu cầu không được giảm mà phải tăng vốn. Tại cuộc họp, NHNN phía Nam có lãnh đạo cơ quan lãnh đạo thanh tra NN. Cụ thể là ông Thảo; giám đốc NHNN tình Long An; các Thành viên HĐQT của VNCB.
Ông Danh thừa nhận hành vi lập 12 công ty vay tiền là sai nhưng ông khẳng định rằng nếu Ngân hàng Nhà nước không thúc ép thì ông sẽ không làm những việc như vậy để vay 4.700 tỉ đồng từ BIDV nhằm tăng vốn điều lệ cho VNCB.
Về việc Ngân hàng Nhà nước thúc ép VNCB phải tăng vốn điều lệ, ông Phan Thành Mai (nguyên Tổng Giám đốc VNCB) xác nhận là ông Phạm Công Danh khai đúng. Cụ thể, ông Danh đã xin tăng vốn điều lệ VNCB thành nhiều lần vì rất khó khăn. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo rằng phải tăng vốn điều lệ lên 4.500 tỉ đồng.
Ngoài ra, sáng nay, phiên tóa xét xử có ông Đoàn Ánh Sáng - đại diện BIDV cho biết thời điểm đó, ông Sáng làm Phó Tổng giám đốc BIDV. Ông Phạm Công Danh - Chủ tịch HĐQT VNCB đến BIDV Hà Nội gặp lãnh đạo BIDV Hội sở chính đặt vấn đề về việc Danh giới thiệu sang BIDV cho khách hàng doanh nghiệp vay vốn kinh doanh vật liệu xây dựng (VLXD).
ông Đoàn Ánh Sáng - đại diện BIDV (ảnh: PV) |
Trường hợp khách hàng do VNCB giới thiệu không có đủ tài sản đảm bảo thì VNCB sẽ hỗ trợ dùng tài sản của mình đế cầm cố, thế chấp, đảm bảo khoản vay theo quy định của BIDV.
Ông cho biết chỉ gặp ông Danh và ông Mai trong các cuộc họp về gói 4 nhà chứ không hề có nhận đề nghị vay vốn. "Chúng tôi không cấp gói tín dụng 4.700 tỷ đồng cho ông Danh hay ông Mai" - ông Sáng nói.
Khi chủ tọa hỏi quy trình cho vay có phải là quy trình ngược theo quyết định 1627 hay không. Ông Sáng cho biết đây không phải quy trình ngược do khoản vay lớn.