|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

'Xả' bluechips, khối ngoại bán ròng 307 tỉ đồng phiên giảm sâu nhất ba tháng gần đây

17:12 | 05/08/2019
Chia sẻ
Thống kê phiên 5/8, nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng 287 tỉ đồng toàn thị trường. Áp lực bán ròng tập trung vào nhóm vốn hóa lớn, tiêu biểu là VJC và 'họ Vingroup'.

Sắc đỏ chi phối thị trường phiên hôm nay khiến VN-Index đóng cửa giảm 17,95 điểm (1,81%) xuống 973,15 điểm; HNX-Index giảm 0,76% xuống 102,91 điểm; UPCoM-Index mất 0,38% còn 58,36 điểm. Áp lực giảm điểm chủ yếu do "họ Vingroup" bị xả mạnh, đặc biệt về cuối phiên, khiến thị trường mất 5,3 điểm.

Thanh khoản tăng mạnh trong phiên chiều với khối lượng giao dịch đạt 242,5 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 6.098 tỉ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận 1.881 tỉ đồng.

Khối ngoại bán ròng 287 tỉ đồng, tập trung 'xả' VJC và CCQ E1VFVN30

Trên sàn HOSE, hoạt động bán ròng của khối ngoại diễn ra mạnh mẽ hơn phiên trước với giá trị 291,4 tỉ đồng và khối lượng 9,84 triệu đơn vị. Trong đó, giá trị bán ròng cổ phiếu đạt 228 tỉ đồng và giá trị bán ròng chứng chỉ quỹ ETF nội là 62,1 tỉ đồng.

br

Nguồn: Bảo Trâm tổng hợp

Trong Top10 mã có giá trị bán ròng cao, khối ngoại 'xả' cổ phiếu VJC vủa Vietjet mạnh nhất (62,8 tỉ đồng). Theo sau đó, chứng chỉ quỹ E1VFVN30 cũng bị bán ròng 62,1 tỉ đồng, ngoài ra còn cổ phiếu HPG (57 tỉ đồng).

Đáng chú ý, nhóm 'họ Vingroup' gồm VRE, VHM và VIC đều có trong top bán ròng, giá trị lần là 44,3 tỉ đồng, 42,9 tỉ đồng và 11,23 tỉ đồng. Cổ phiếu có giá trị bán ròng cao còn có MSN (18 tỉ đồng), BVH (16 tỉ đồng), VCB (9,8 tỉ đồng) và VNM (8,9 tỉ đồng). Tất cả 10 mã trong nhóm này đều đóng cửa phiên hôm nay trong sắc đỏ.

mr

Nguồn: Bảo Trâm tổng hợp

Diễn biến trái chiều, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng chủ yếu CTD (28,6 tỉ đồng) trong Top10 cổ phiếu có giá trị mua ròng cao. Hai mã còn lại ghi nhận giá trị mua ròng trên 10 tỉ đồng gồm HBC (18,1 tỉ đồng) và BID (15,1 tỉ đồng).

Cùng chiều mua ròng, dòng tiền ngoại còn tìm đến PLX (7 tỉ đồng), PTB (6,7 tỉ đồng), PC1 (4,1 tỉ đồng), ngoài ra có PPC, TDM, AAA và GAS.

Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng 15,4 tỉ đồng với khối lượng 609.146 đơn vị. Cổ phiếu có giá trị bán ròng cao nhất là ACB (28,2 tỉ đồng). Bên cạnh đó, nhà đầu tư nước ngoài còn bán ròng CAP, CPC, PTI.

Ngược lại, dẫn đầu chiều mua ròng là DGC  với giá trị 4,5 tỉ đồng. Kế đến, khối ngoại mua ròng PVI (3,6 tỉ đồng), PVS (1,8 tỉ đồng) và SHB (1,4 tỉ đồng). Một số mã khác ghi nhận giá trị mua ròng như VCS (789 triệu đồng), IVS và TNG.

Duy nhất tại thị trường UPCoM, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 19,5 tỉ đồng với khối lượng 615.174 đơn vị. Bất chấp thông tin Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) vừa ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam ông Trần Ngọc Hà, cựu Chủ tịch VEAM cùng các thuộc cấp, cổ phiếu VEA vẫn được khối ngoại mua ròng mạnh nhất UPCoM (11 tỉ đồng).

Cùng với đó, khối này cũng mua ròng QNS (7,8 tỉ đồng), ACV (5,5 tỉ đồng), LPB (2 tỉ đồng) và VGG (1,4 tỉ đồng). Những mã có giá trị mua ròng thấp hơn như HND (954 triệu đồng), GEG (627 triệu đồng) và MCH (305 triệu đồng).


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Bảo Trâm

Đang hoàn thiện phương án chuyển giao các ngân hàng GPBank và DongA Bank, cơ cấu lại SCB
Báo cáo của Chính phủ cho thấy đã hoàn thiện phương án chuyển giao bắt buộc đối với hai ngân hàng CBBank và OceanBank và đang tiến hành tiếp với các ngân hàng GPBank và DongA Bank, đồng thời có phương án cơ cấu lại SCB.