|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Tự doanh CTCK tiếp tục bán ròng, cùng khối ngoại 'xả' trăm tỉ phiên cuối tuần

08:02 | 05/08/2019
Chia sẻ
Chuyển động dòng tiền thông minh ngày 5/8, VN-Index giảm điểm phiên cuối tuần qua sau thông tin Mỹ áp thêm 10% thuế lên hàng hóa Trung Quốc. Với diễn biến kém tích cực của thị trường, tự doanh CTCK và khối ngoại bán ròng trong phiên, giá trị lần lượt 16 tỉ đồng và 170 tỉ đồng.

VN-Index lùi về mốc 990 điểm trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang, dòng  tiền tập trung nhóm khu công nghiệp

Trong tuần qua (29/7 – 2/8), thị trường chứng khoán Việt Nam chịu ảnh hưởng tiêu cực một phần sau thông tin Tổng thống Mỹ tuyên bố áp thuế 10% lên 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc từ 1/9.  

Cùng với đó, khối ngoại cũng ghi nhận tuần bán ròng mạnh nhất trong 7 tháng đầu năm, đồng thời mùa công bố KQKD đi vào giai đoạn cuối cản trở đà tăng của chỉ số khiến VN-Index trở về ngưỡng hỗ trợ 990 điểm.

Động lực tăng điểm chủ yếu ở nhóm VN30, còn lại nhóm vốn hóa lớn đều giảm điểm. Dòng tiền trong tuần tập trung cổ phiếu bất động sản và công nghiệp.

Toàn thị trường ghi nhận 7/18 ngành tăng điểm. Ba ngành diễn biến tích cực dẫn đầu là hàng cá nhân và gia dụng (2,38%), hóa chất (1,35%), bất động sản (1,18%). Ngược lại, Top3 ngành giảm mạnh nhất có truyền thông (9,21%), du lịch giải trí (2,91%), bảo hiểm (2,6%).

Tuần tới (5 – 9/8), thông tin nổi bật xoanh quanh cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tiếp tục leo thang. Trong một diễn biến khác, Nhật phê chuẩn kế hoạch loại Hàn Quốc khỏi danh sách quốc gia được hưởng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu ở mức tối thiểu.

Khối tự doanh tiếp tục bán ròng 16 tỉ đồng phiên cuối tuần

Thống kê giao dịch trong phiên cuối tuần, bộ phận tự doanh công ty chứng khoán tiếp tục bán ròng 16 tỉ đồng nhưng khối lượng mua ròng 809.540 đơn vị.

d

Nguồn: Bảo Trâm tổng hợp

Top10 mã bị khối tự doanh bán ra mạnh nhất, dẫn đầu là MWG với giá trị bán 10,1 tỉ đồng. Theo sau đó, TCB ghi nhận giá trị bán 9,89 tỉ đồng, VNM (8,94 tỉ đồng) và VIC (7,56 tỉ đồng), Hai mã HDB và HPG lần lượt bị bán ra 6,36 tỉ đồng và 6,24 tỉ đồng.

Bên cạnh đó, khối tự doanh còn tạo áp lực bán lên VPB (5,51 tỉ đồng), MSN (4,71 tỉ đồng), MBB (4,46 tỉ đồng) và VHM (3,98 tỉ đồng).

Top10 mã ghi nhận giá trị mua cao nhất, khối tự doanh tập trung mua 17,22 tỉ đồng chứng chỉ quỹ E1VFVN30. Cổ phiếu có giá trị mua vào thấp hơn là FPT (9,67 tỉ đồng), kế đến có NVL (9,62 tỉ đồng), MBB (8,56 tỉ đồng) và HPG (8,51 tỉ đồng).

Cùng với đó, bộ phận tự doanh mua VPB (5,86 tỉ đồng), HNG (5,51 tỉ đồng cùng EIB (5,36 tỉ đồng). Lọt Top10 giá trị mua còn có VHM (3,86 tỉ đồng) và NLG (3,49 tỉ đồng).

Giao dịch cùng chiều tự doanh, khối ngoại bán ròng 170 tỉ đồng, tập trung sàn HOSE

Trên HOSE, khối ngoại bán ròng 201,6 tỉ đồng với khối lượng 4,8 triệu đơn vị. Cổ phiếu chịu áp lực 'xả' mạnh nhất là VJC với giá trị 109,4 tỉ đồng. HPG và BVH lần lượt bị bán ròng 46 tỉ đồng và 42,8 tỉ đồng. Theo sau có BID (39,7 tỉ đồng), VNM (27,6 tỉ đồng), chứng chỉ quỹ E1VFVN30 (17 tỉ đồng).

Ngược lại, dẫn đầu chiều mua ròng là PLX với 22,4 tỉ đồng. Ngoài ra, khối ngoại mua ròng MSN (18,2 tỉ đồng), HDB (14,8 tỉ đồng), CTD (12,36 tỉ đồng). Cùng chiều mua ròng còn có cô phiếu VHM ghi nhận giá trị 11,25 tỉ đồng.

Trên HNX, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng nhẹ 6,5 tỉ đồng với khối lượng 295.230 đơn vị. Các mã được khối ngoại mua ròng chủ yếu có PVS (7,8 tỉ đồng), VCS (1,67 tỉ đồng), tieeos đến là PVI (503 triệu đồng), SHS (309 triệu đồng). Trong khi đó, khối này bán ròng tập trung TNG (2,6 tỉ đồng), ngoài ra có PMC (887 triệu đồng), INN (797 triệu đồng)

Diễn biến trái chiều HOSE và HNX, thị trường UPCoM ghi nhận giá trị mua ròng đạt 24,5 tỉ đồng với khối lượng 1,1 triệu đơn vị. Dòng tiền ngoại tập trung tìm đến GVR (9 tỉ đồng), QNS (8,5 tỉ đồng), VEA (4 tỉ đồng). Bên cạnh đó, GEG ghi nhận giá trị mua ròng (2,6 tỉ đồng), LPB (1,5 tỉ đồng) và MCH (1,1 tỉ đồng).

Ở chiều bán ròng, chịu áp lực bán ròng chủ yếu từ khối ngoại là  BCM với giá trị 3,8 tỉ đồng. Những mã khác ghi nhận giá trị bán ròng như OIL (969 triệu đồng), SAS (494 triệu đồng), CTR (396 triệu đồng).

Lãnh đạo Tập đoàn Hòa Bình đồng loạt đăng ký mua vào cổ phiếu HBC

Thống kê giao dịch trên HOSE và HNX phiên cuối tuần, lãnh đạo và cá nhân (tổ chức) có liên quan đăng ký mua cổ phiếu HBC, HQC, PVI trong khi ACB và CRE bị đăng ký bán ra.

d2

Nguồn: Bảo Trâm tổng hợp

Đáng chú ý, các lãnh đạo của CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình đồng loạt muốn mua vào cổ phiếu HBC có ông Lê Viết Hải – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc, ông Trương Quang Nhật – Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc, ông Lê Viết Hưng – Cố vấn công ty, ba Phó Tổng Giám đốc gồm ông Lê Quốc Duy, ông Lê Viết Hiếu và ông Nguyễn Hùng Cường.

Trong đó, người đăng ký giao dịch số lượng cổ phần lớn nhất (1 triệu cổ phiếu HBC) là ông Lê Viết Hải .

Được biết, ông Hải hiện là cổ đông lớn của công ty, sở hữu hơn 36 triệu cổ phiếu, chiếm tỉ lệ 15,62% vốn điều lệ. Nếu lần mua vào này thành công, tỉ lệ nắm giữ của ông Hải tại Hòa Bình sẽ tăng lên 16,05% vốn điều lệ.

Thời gian giao dịch dự kiến từ ngày 7/8 đến 6/9 theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận.

Bảo Trâm

Top 10 địa phương IIP cao nhất 11 tháng: Phú Thọ bất ngờ dẫn đầu
Trong 11 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) so với cùng kỳ năm trước tăng ở 60 địa phương và giảm ở 43 địa phương trên cả nước cho thấy tín hiệu tích cực của ngành sản xuất. Trong đó các địa phương có IIP tăng cao chủ yếu nhờ hoạt động thuỷ điện hoặc chế biến, chế tạo tăng trưởng mạnh.