|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

WEF: Ba yếu tố làm nên 'phép lạ kinh tế' của Việt Nam

06:46 | 18/09/2018
Chia sẻ
Cách đây 30 năm, Việt Nam là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới. Vậy quốc gia Đông Nam Á này đã làm thế nào để trở thành một nước có thu nhập trung bình? 
wef ba yeu to lam nen phep la kinh te cua viet nam WEF ASEAN 2018: Nhật Bản, Việt Nam kêu gọi Mỹ quay lại CPTPP
wef ba yeu to lam nen phep la kinh te cua viet nam Nếu Mỹ rút khỏi WTO cũng không làm đảo lộn quan hệ kinh tế Việt Nam và Mỹ

Bạn có thể cảm nhận nguồn năng lượng không giới hạn ở khắp nơi khi dạo quanh Hà Nội, thủ đô của Việt Nam. Mọi người đi xe máy, mua bán mọi thứ từ điện thoại đến đồ ăn tại những cửa hàng nhỏ, di chuyển qua lại để tới trường hoặc nơi làm việc. Việt Nam còn trẻ, đang phát triển và dường như không gì là không thể.

wef ba yeu to lam nen phep la kinh te cua viet nam
Ảnh minh hoạ.

Một trong những ngôi sao sáng của thị trường mới nổi

Việt Nam không phải lúc nào cũng như vậy. Cách đây 30 năm, Việt Nam là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới. Vậy quốc gia Đông Nam Á này đã làm thế nào để trở thành một nước có thu nhập trung bình?

Khi chiến tranh kết thúc năm 1975, kinh tế Việt Nam nằm trong số nghèo nhất thế giới. Vào giữa những năm 1980, GDP bình quân đầu người khoảng 200 - 300 USD. Sự thay đổi bắt đầu sau đó.

Năm 1986, hàng loạt biện pháp cải tổ chính trị và kinh tế - và đưa đất nước trở thành “nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” được đưa ra.

Ngày nay, Việt Nam là một trong những ngôi sao sáng trong vũ trụ thị trường mới nổi. Tăng trưởng của Việt Nam là 6 - 7%. Xuất khẩu tương đương tổng GDP. Mọi thứ, từ đồ thể thao Nike đến điện thoại thông minh Samsung, đều được sản xuất tại quốc gia Đông Nam Á này.

Quốc gia thành công như vậy thường có rất ít công nhân hoặc cơ sở sản xuất nhàn rỗi, Sheng Lu, trợ lý giáo sư tại Đại học Delaware nói với Financial Times.

3 yếu tố làm nên tăng trưởng kỳ diệu của Việt Nam

Sự phát triển kỳ diệu này diễn ra thế nào? Theo các nhà phân tích tại Ngân hàng Thế giới (WB) và Viện chính sách Brookings, sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có thể do ba yếu tố chính.

“Thứ nhất, Việt Nam đã chấp nhận tự do hóa thương mại với cách đánh giá đúng. Thứ hai, Việt Nam hoàn thiện tự do hóa với bên ngoài bằng cải cách trong nước thông qua giảm quy định, hạ thấp chi phí kinh doanh. Cuối cùng, Việt Nam đầu tư mạnh vào nguồn lực con người và vốn, chủ yếu thông qua các khoản đầu tư công”.

Về yếu tố thứ nhất, các nhà phân tích nêu ra những thỏa thuận tự do thương mại (FTA) Việt Nam đã ký suốt 20 năm qua. Năm 1995, Việt Nam tham gia khu vực tự do thương mại ASEAN.

Năm 2000, Việt Nam ký một FTA với Mỹ và gia nhập Tổ chức Kinh tế Thế giới (WTO) năm 2007, sau đó là các thỏa thuận với Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Trong năm nay, Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương sửa đổi - không có Mỹ - sẽ có hiệu lực.

Tác động cộng dồn của những thỏa thuận trên đã giảm đều thuế áp lên hàng hóa nhập khẩu hoặc xuất khẩu của Việt Nam.

wef ba yeu to lam nen phep la kinh te cua viet nam

Các thỏa thuận thương mại giúp Việt Nam giảm được nhiều rào cản.

Nỗ lực mở cửa nền kinh tế của Chính phủ Việt Nam còn bao gồm các cải cách trong nước. Năm 1986, Việt Nam đưa ra Luật Đầu tư Nước ngoài, cho phép các công ty nước ngoài đặt chân vào thị trường Việt Nam.

Báo cáo năm 2016 của công ty luật Baker & McKenzie cho biết luật này sau đó đã được điều chỉnh nhiều lần, chủ yếu là để thông qua cách tiếp cận thân thiện với nhà đầu tư hơn, đồng thời giảm quan liêu hành chính và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Nỗ lực của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Trong Báo cáo về năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), Việt Nam đã tăng hạng từ vị trí 77 năm 2006 lên xếp thứ 55 năm 2017. Trong xếp hạng Thuận lợi kinh doanh của WB, Việt Nam tăng hạng từ vị trí 104 năm 2007 lên xếp thứ 68 năm 2017.

Năm 2017, WB nhận định Việt Nam đã có tiến triển trong mọi vấn đề, từ thực hiện các hợp đồng, tăng tiếp cận tín dụng và điện, nộp thuế và thương mại xuyên biên giới.

Cuối cùng, Việt Nam đã đầu tư mạnh vào nguồn lực con người và cơ sở hạ tầng. Đối mặt với dân số tăng nhanh - hiện khoảng 95 triệu người, một nửa số dưới 25 tuổi, đã tăng từ 60 triệu người năm 1986 - Việt Nam đã đầu tư cho giáo dục tiểu học. Đây là điều cần thiết do dân số tăng đồng nghĩa nhu cầu việc làm tăng.

Việt Nam cũng đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng, đảm bảo khả năng tiếp cận Internet giá rẻ cho mọi người. Cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 đang gõ cửa Đông Nam Á và đảm bảo có một hạ tầng công nghệ thông tin tốt là điều quan trọng.

Những khoản đầu tư đó đã được đền đáp. Với hạ tầng cần thiết cùng chính sách thân thiện với thị trường, Việt Nam đã trở thành cửa ngõ đón nhận đầu tư nước ngoài và sản xuất tại Đông Nam Á.

Các công ty điện tử Hàn Quốc và Nhật Bản như Samsung, LG, Olympus và Pioneer cùng nhiều hãng may mặc Mỹ, châu Âu đã lập cơ sở tại Việt Nam. Năm 2017, theo Financial Times, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất, lớn thứ hai về điện tử trong khu vực – sau Singapore.

wef ba yeu to lam nen phep la kinh te cua viet nam

Các quốc gia xuất khẩu trong chuỗi cung ứng toàn cầu về hàng dệt may (trái) và thiết bị văn phòng, viễn thông.

Sẽ có ngàyViệt Nam được mô tả bằng xe hơi, trung tâm thương mại lớn

Tăng trưởng kinh tế cũng tăng theo.

Từ năm 2010, tăng trưởng GDP Việt Nam ít nhất là 5%/năm, đạt đỉnh 6,8% năm 2017. Với tốc độ tăng trưởng nhanh, Việt Nam đã từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới trở thành quốc gia có thu nhập trung bình. GDP bình quân đầu người tại Việt Nam năm 1985 là 230 USD, con số này năm 2017 là 2.343 USD. Sức mua còn cao hơn, trên 6.000 USD.

wef ba yeu to lam nen phep la kinh te cua viet nam

GDP bình quân theo đầu người của Việt Nam trong 30 năm qua.

Quan trọng là kinh tế tăng trưởng khá toàn diện. Theo Chỉ số phát triển toàn diện (IDI) của WEF, Việt Nam thuộc nhóm các nền kinh tế làm tốt trong việc phát triển theo hướng toàn diện và ổn định. Phúc lợi cho phụ nữ cũng tốt hơn. Tỷ lệ thất nghiệp chênh lệch trong vòng 10%, theo WB. Những hộ gia đình có chủ hộ là nữ ít nguy cơ nghèo hơn so với chủ hộ là nam dù vẫn còn bất bình đẳng.

Điều gì có thể khiến Việt Nam ngừng đi lên? Với ý định toàn cầu hóa nhiều khu vực trong nước, Việt Nam dường như đặc biệt dễ tổn thương, Financial Times cho biết hồi đầu năm. Xuất khẩu tương đương 99,2% GDP và phần lớn thành công của Việt Nam là dựa trên đầu tư từ nước ngoài cùng thương mại. Là một thị trường mới nổi, Việt Nam cũng có thể mất đi vị thế là điểm thu hút đầu tư bởi vì USD tăng giá.

Tuy nhiên, Việt Nam lúc này vẫn hưởng lợi hơn là bị tổn thương bởi tình trạng căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng. Tác động của Mỹ đến Trung Quốc vẫn lớn hơn nhiều so với Việt Nam. Mỹ đã áp thuế và dọa áp thuế với hàng trăm tỷ USD hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu, khiến những công ty có nhà máy sản xuất tại Trung Quốc cân nhắc bố trí lại cơ sở sang những nước khác như Việt Nam.

Nhưng ngay cả khi kinh tế bị tổn thương bởi chủ nghĩa bảo hộ từ phương Tây, Việt Nam vẫn có thể dựa vào tầng lớp trung lưu đang gia tăng để làm động lực tăng trưởng mới. Cả nhà bán lẻ trong và ngoài Việt Nam đều muốn tăng tốc mở rộng ở Việt Nam do ngày càng có nhiều người cải thiện sức mua hàng hóa và dịch vụ.

Điều này có thể nghĩa là một ngày nào đó, thay vì những xe máy và siêu thị nhỏ, Việt Nam sẽ được mô tả bằng những xe hơi, trung tâm thương mại lớn. Lúc này, Việt Nam vẫn đang tăng trưởng với tốc độ riêng và theo cách riêng, WEF nhận định.

Xem thêm


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Như Tâm

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.