|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Web hàng hiệu Leflair làm ăn thế nào trước khi bị tố 'ôm' nợ 2 triệu đô?

10:41 | 04/03/2020
Chia sẻ
Sau khi bị tố “ôm” nợ 2 triệu USD khiến các nhà cung cấp lẫn nhân viên làm việc tại Leflair Việt Nam, dư luận không khỏi thắc mắc trước đó web này làm ăn thế nào?

Sự việc trang thương mại điện tử Leflair (Công ty CP Leflair) đột ngột thông báo đóng cửa, tạm ngừng kinh doanh tại thị trường Việt Nam từ đầu tháng 2/2020 đã khiến nhiều nhà cung cấp lẫn nhân viên doanh nghiệp này phải điêu đứng.

Đáng chú ý là trong khi công nợ cũng như tiền lương, thưởng Tết đang được hai bên giải quyết thì ngày 1/3, các nhà cung cấp lại phát hiện văn phòng của Leflair ở quận 10, TP.HCM đã tạm thời đóng cửa im lìm và không còn hoạt động.

Trả lời VTC News, chị Thanh Hằng (nhà cung cấp của Leflair) cho biết, trong buổi làm việc với các nhà cung cấp mới đây, đại diện Leflair thông tin rằng số công nợ mà đơn vị chưa xử lý với hàng trăm nhà cung cấp lên đến 2 triệu USD. Trớ trêu, tiền mặt còn lại trong tài khoản của công ty chưa nổi 50.000 USD.

Trước đây, Leflair nhiều lần chậm giải quyết công nợ, sau nhiều hứa hẹn, chị Hằng vẫn tiếp tục cho Leflair thêm cơ hội và hợp tác. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại thì chị Hằng đang bắt đầu cảm thấy lo lắng thực sự.

"Do đó, áp lực về nguồn vốn đối với Leflair ngày càng lớn theo sự phát triển của chúng tôi, cùng với áp lực mục tiêu tạo lợi nhuận", thông báo của Leflair viết.

Web hàng hiệu Leflair làm ăn thế nào trước khi bị tố “ôm” nợ 2 triệu đô? - Ảnh 1.

Trên website của Leflair không còn bất kỳ thông tin nào về các sản phẩm. (Ảnh chụp màn hình).

Dư luận hiện đang đặt dấu hỏi: Web hàng hiệu Leflair làm ăn thế nào trước khi bị tố "ôm" nợ 2 triệu USD?

Theo tìm hiểu của PV, Leflair được thành lập vào năm 2015 bởi Loic Gautier và Pierre-Antoine Brun (là 2 doanh nhân người Pháp).

Là dự án triển khai theo mô hình flash-sales đã khá thành công tại châu Âu và Trung Quốc, trang thương mại điện tử này chuyên bán các loại hàng hiệu hàng đầu thế giới từ mỹ phẩm cho đến thời trang, với mức giá hấp dẫn cho khách hàng, cùng với đó là các ưu đãi giảm giá lên tới 70% trong một khoảng thời gian có hạn.

Leflair chọn mô hình kinh doanh giữ hàng qua kho (inventory) thay vì theo mô hình "chợ trực tuyến" (marketplace) nhằm giữ niềm tin với khách hàng.

Web hàng hiệu Leflair làm ăn thế nào trước khi bị tố “ôm” nợ 2 triệu đô? - Ảnh 2.

Hai đồng sáng lập startup Lefair Loic Gautier và Pierre-Antoine Brun.

Trong thông báo gửi đến nhà cung cấp, Leflair cho biết đã 4 năm hoạt động, phục vụ hơn 120.000 khách hàng, doanh thu mỗi năm ước tính hàng chục triệu USD với giá trị đơn hàng trên mỗi khách được đánh giá cao nhất trên thị trường.

Web hàng hiệu Leflair làm ăn thế nào trước khi bị tố “ôm” nợ 2 triệu đô? - Ảnh 3.

Văn phòng của Leflair ở quận 10, TP.HCM đã tạm thời đóng cửa im lìm và không còn hoạt động. (Ảnh: VTC News).

Năm ngoái, Leflair công bố vòng gọi vốn Series B từ 2 quỹ đầu tư GS Shop và Belt Road Capital Management có trị giá 7 triệu USD, đưa tổng giá trị các vòng gọi vốn của công ty từ lúc thành lập đến nay đạt gần 12 triệu USD. Một phần tiền gọi vốn được ban điều hành tập trung trả nợ, phần còn lại đầu tư cho hệ thống vận hành.

Khánh Hoài

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.