|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Warren Buffett dự báo sự phá sản của chuỗi bán lẻ Sears từ 13 năm trước

08:50 | 16/10/2018
Chia sẻ
Ngày 15/10, hãng bán lẻ một thời lớn nhất nước Mỹ Sears Holding Group nộp đơn xin phá sản – một kết cục đã được “nhà tiên tri vùng Omaha” Warren Buffett dự báo từ hơn một thập kỷ trước.
 
warren buffett du bao su pha san cua chuoi ban le sears tu 13 nam truoc Mua nhà với giá 150.000 USD, Warren Buffett bán lại giá 7,5 triệu USD

Cùng với việc xin bảo hộ phá sản, Sears cũng thông báo kế hoạch đóng cửa thêm 142 cửa hàng trong thời gian từ nay đến cuối năm, CEO của tập đoàn – đồng thời là một nhà quản lý quỹ đầu cơ nổi tiếng – Edward Lampert sẽ từ chức CEO nhưng tiếp tục làm chủ tịch của Sears.

Sự sụp đổ của Sears cũng như của Edward Lampert – người từng được coi là “Warren Buffett tiếp theo” – đã được chính Warren Buffett - CEO của Berkshire Hathaway vẽ ra từ 13 năm về trước.

Trong một buổi phỏng vấn với sinh viên trường đại học Kansas khoảng năm 2005, Buffett được hỏi về Lampert và những nỗ lực của ông trong việc hồi sinh Sears. Trong câu trả lời của mình, Buffett vạch ra con đường đi xuống của Sears:

“Edward Lampert là một người khôn ngoan nhưng kết hợp Kmart với Sears có vẻ không khả thi. Hồi sinh một chuỗi bán lẻ đã sa sút từ lâu là một nhiệm vụ khó khăn. Các bạn có biết một chuỗi bán lẻ nào được hồi sinh thành công không?”

Warren Buffett còn so sánh Sears với kinh nghiệm đầu tư vào ngành bán lẻ của ông vào thập niên 1970. Theo Buffett, thị hiếu của người tiêu dùng liên tục thay đổi khiến cho các nhà bán lẻ đã bị tụt hậu rất khó có thể bắt kịp với những đối thủ thức thời hơn.

Cụ thể ông nói: “Bán lẻ cũng như ngắm bắn vào một mục tiêu di động. Trong quá khứ, người tiêu dùng không thích phải đi quá xa khỏi chỗ đỗ xe trên phố khi mua đồ và thường tới những cửa hàng ngay gần đó. Năm 1966 Berkshire mua lại cửa hàng tạp hóa Hochschild Kohn ở Baltimore. Chúng tôi nhanh chóng nhận ra rằng cửa hàng này sẽ không thể chiến thắng trong dài hạn. Chúng tôi có một hệ thống phân phối đã lỗi thời. Tất cả những yếu tố khác chúng tôi đều làm đúng. Nào là lắp thêm thang máy, tăng hạn mức tín dụng cho khách hàng, thuê quản lý tài năng. Nhưng rốt cuộc chúng tôi vẫn không thể giành chiến thắng. Thế nên chúng tôi bán lại cửa hàng này khoảng năm 1970. Giờ đây cửa hàng đó không còn nữa. Có người điều hành tài năng vẫn là chưa đủ”.

warren buffett du bao su pha san cua chuoi ban le sears tu 13 nam truoc
Warren Buffett đã dự đoán tương lai tăm tối của Sears từ 13 năm trước. Ảnh minh họa.

Theo Buffett, các đối thủ cạnh tranh như Costco và Walmart có thể mang đến cho khách hàng những deal tốt hơn và hoạt động với biên lợi nhuận nhỏ hơn, khiến cho Sears và Kmart khó mà cạnh tranh được.

“Costco hoạt động với biên lợi nhuận gộp 10-11%. […] Trong khi đó các chuỗi cửa hàng tạp hóa có biên lợi nhuận gộp lên tới 35%. Các cửa hàng này có thể giữ chân khách hàng cũ đã quen mua sắm ở đó nhưng sẽ không thể thu hút được khách hàng mới”.

Thực tế đã diễn ra đúng như những gì Warren Buffett dự đoán. Không phải tự nhiên mà ông lại được gọi là “nhà tiên tri sứ Omaha”.

Edward Lampert, Kmart và Sears: Bộ ba tăm tối

Năm 2004, nhà quản lý quỹ đầu cơ nổi tiếng Edward Lampert mua lại chuỗi bán lẻ Sears, trước đó ông có vẻ đã thành công trong việc hồi sinh Kmart. Sang năm 2005, ông hợp nhất Kmart và Sears với nhau với lập luận rằng hai chuỗi bán lẻ đang trong cơn hoạn nạn nên đứng cạnh để nương tựa vào nhau hơn là mỗi người một ngả. Lampert nhận thấy nhiều tiềm năng như bất động sản có giá trị, nền tảng khách hàng chuyển từ chuỗi này sang chuỗi kia, và nhiều chi phí có thể được cắt bớt.

Năm 2006, đế chế bán lẻ khổng lồ mà ông tạo ra có vốn hóa thị trường trên 20 tỉ USD. Truyền thông khi đó bắt đầu tự hỏi liệu ông có phải “Warren Buffett tiếp theo”.

Lampert có thể bán khoản đầu tư của mình đi và chốt lời nhưng ông lại quyết định ở lại, tự tin vào tầm nhìn về sự kết hợp giữa hai chuỗi bán lẻ.

Trong khi đó, các chuỗi đối thủ cạnh tranh là Walmart và Target liên tục mở thêm các cửa hàng mới. Lowe và Home Depot cũng có chiến lược tương tự.

Thế rồi cuộc Đại Suy thoái xảy ra, chi tiêu của người tiêu dùng suy giảm, đặc biệt là đối với những mặt hàng giá trị cao như máy giặt, máy sấy. Những khách hàng sẵn tiền chuyển sang sử dụng internet để săn tìm những deal tốt nhất. Dần dần, người tiêu dùng chuyển sang mua sắm qua mạng, giúp cho Amazon lên ngôi, thay vì đến các cửa hàng bán lẻ. Những cửa hàng đồ sộ của Sears ngày càng trở nên vắng vẻ, công ty liên tục phải đóng bớt nhiều cửa hàng.

warren buffett du bao su pha san cua chuoi ban le sears tu 13 nam truoc
warren buffett du bao su pha san cua chuoi ban le sears tu 13 nam truoc
Sau nhiều năm bán bớt bất động sản và doanh thu suy giảm, Sears hầu như không còn gì để thế chấp vay tiền.

Walmart và các chuỗi khác bắt đầu đầu tư để cạnh tranh với Amazon nhưng Sears thì không thể làm theo được vì không có vốn.

Năm có lãi cuối cùng của Sears là năm 2010. Trong 5 năm qua, tỷ lệ chi tiêu vốn trên doanh thu của Sears luôn dưới mức 1%, dù doanh thu trong giai đoạn này giảm hơn một nửa.

warren buffett du bao su pha san cua chuoi ban le sears tu 13 nam truoc

Xem thêm

Song Ngọc

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.