|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Vượt hàng loạt đối thủ, GrabFood dẫn đầu mảng giao đồ ăn tại Việt Nam

15:09 | 12/05/2020
Chia sẻ
Khi có nhu cầu gọi món thông qua ứng dụng giao đồ ăn, 55% người dùng trong một cuộc khảo sát ý kiến có thói quen sử dụng dịch vụ của GrabFood.

Bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam với vai trò là một ứng dụng gọi xe, Grab dần đã triển khai các dịch vụ khác như gọi món, giao hàng. Giao món ăn là một trong những dịch vụ đáng chú ý của Grab. Năm 2019, ông Lim Kell Jay, giám đốc thương mại của Grab, nhận định mảng giao đồ ăn sẽ là động lực chính để công ty có lãi.

Ở mảng gọi xe tại Việt Nam, Grab đang chiếm thị phần lớn nhất, vượt Be và Go-Viet. Trong khi đó, theo một khảo sát mới của Qandme, GrabFood cũng đang là ứng dụng giao đồ ăn phổ biến nhất, dù không vượt quá xa so với các đối thủ khác cùng ngành.

Vượt Go-Food, Now, Baemin, Loship..., GrabFood dẫn đầu ở mảng giao đồ ăn tại Việt Nam - Ảnh 1.

GrabFood vẫn là ứng dụng giao đồ ăn phổ biến nhât tại Việt Nam. Ảnh: Qandme.

79% người trả lời câu hỏi khảo sát của Qandme tiết lộ họ thường xuyên sử dụng GrabFood để gọi món, 55% số người nói GrabFood là ứng dụng họ dùng nhiều nhất khi phát sinh nhu cầu đặt món ăn.

Con số dành cho các đối thủ xếp sau của GrabFood lần lượt là Now (29%), Go-Food (10%) và Baemin (5%).

Một điều hiển nhiên là Grab đang tận dụng hệ sinh thái người dùng đông đảo từ mảng gọi xe để áp đảo các đối thủ khác.

Năm 2020, hầu hết ứng dụng giao món đều bắt đầu thay đổi về chính sách giá cho khách hàng và đối tác. Vì thế, cuộc đua "đốt tiền" ở mảng giao đồ ăn đang dần hạ nhiệt. Thay vào đó, các ứng dụng đã bắt đầu "thu" nhiều hơn từ khách hàng và đối tác.

GrabFood và Baemin đều triển khai "phí đơn hàng nhỏ" đối với khách hàng có đơn đặt hàng với giá trị thấp hơn một mốc nhất định tùy qui định của công ty. Go-Food cũng thu phí 6.000 đồng trên mỗi đơn hàng từ các nhà hàng không phải đối tác của Go-Viet.

Khảo sát cho thấy 79% số người trả lời câu hỏi đặt đồ ăn qua ứng dụng ít nhất một lần trong tuần. Do đó, nhu cầu gọi món, dù có thể thấp hơn so với đi lại, nhưng chắc chắn cũng rất lớn.

Vượt Go-Food, Now, Baemin, Loship..., GrabFood dẫn đầu ở mảng giao đồ ăn tại Việt Nam - Ảnh 2.

Các hãng giao đồ ăn dần siết chặt chính sách giá đối với khách hàng trong năm 2020. Ảnh: Diễn đàn gọi xe công nghệ.

Ngoài ra, tỉ lệ hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ giao đồ ăn là 80%. Với những người cảm thấy hài lòng, dịch vụ tốt (31%) và giao hàng nhanh (30%) là hai yếu tố hàng đầu, còn huyến mại (11%) và giá tốt (11%) chỉ là yếu tố thứ yếu.

Thực tế ấy giải thích việc các hãng giao đồ ăn hạn chế khuyến mại, đồng thời áp những chính sách giá khắt khe hơn với khách hàng. Các công ty cũng nên đầu tư vào dịch vụ và tốc độ giao hàng.

Bên cạnh đó, một thống kê khác tiếp tục chỉ ra nguyên nhân các hãng giao đồ ăn thắt chặt hơn chính sách giá. Chỉ 23% số người dùng luôn lựa chọn nhà hàng cho phép sử dụng mã giảm giá. Trong khi đó, tỉ lệ người dùng luôn lựa chọn các đơn hàng freeship (miễn phí giao hàng) cũng chỉ đạt 26%.

Tiểu Phượng

Chủ tịch Hồ Hùng Anh: Techcombank sẽ mở rộng thêm mảng SME, tín dụng tiêu dùng, mục tiêu vốn hoá 20 tỷ USD năm 2025
Techcombank dự kiến chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 15% sau 10 năm liên tiếp giữ lại lợi nhuận. Ban lãnh đạo ngân hàng cho biết Techcombank đang xây dựng chính sách để chia cổ tức một cách bền vững, trong dài hạn chứ không chỉ là một vài năm.