|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

'Vua giao dịch tiền ảo' kiếm 2 tỷ USD trong 8 tháng

07:54 | 29/03/2018
Chia sẻ
Chỉ trong vòng gần 8 tháng, "Vua giao dịch tiền ảo" Zhao Changpeng đã biến ý tưởng đơn giản thành khối tài sản 2 tỷ USD.
vua giao dich tien ao tro thanh ty phu usd voi toc do nhanh nhat the gioi Tầm nhìn táo bạo của người lập chợ tiền ảo và kiếm 170 tỷ đồng trong 3 tháng

Ngay cả khi thế giới tiền ảo chứng kiến vô số câu chuyện thành công rực rỡ trong khoảng thời gian ngắn, trường hợp của "vua giao dịch tiền ảo" Zhao Changpeng vẫn rất khác biệt.

Chỉ trong vòng chưa tới 8 tháng, Zhao - người sáng lập sàn giao dịch tiền thuật toán Binance, đã biến ý tưởng của ông thành sàn giao dịch tiền ảo lớn nhất thế giới về giá trị giao dịch. Từ một kẻ vô danh, ảnh của ông xuất hiện trên bìa tạp chí Forbes danh tiếng. Trong quý thứ hai từ khi Binance ra đời, lợi nhuận của sàn là 200 triệu USD, và Zhao tuyên bố tài sản của anh đạt 2 tỷ USD.

vua giao dich tien ao tro thanh ty phu usd voi toc do nhanh nhat the gioi
Zhao Changpeng mang biệt danh "Vua giao dịch tiền ảo" với khối tài sản 2 tỷ USD mà anh gây dựng chỉ trong vòng chưa tới 8 tháng. Ảnh: Bloomberg

Sự thành công của Binance là một nghịch lý về phương diện tài chính, bởi Binance không có tài khoản ngân hàng và cũng chẳng có địa chỉ công khai. Nhưng ngay cả khi "phất như diều gặp gió", doanh nhân 41 tuổi vẫn phải đối mặt với vô vàn thách thức có thể đẩy ông từ đỉnh cao vinh quang xuống mặt đất.

Giá của các loại tiền ảo đã giảm hơn một nửa sau khi đạt đỉnh hồi tháng 1. Số lượng giao dịch tiền thuật toán cũng giảm, trong khi số lượng vụ tấn công các sàn giao dịch của tin tặc lại tăng. Có lẽ điều đáng lo ngại nhất đối với Binance là các chính phủ tiếp tục siết chặt thị trường tiền thuật toán, khiến các sàn giao dịch khó có thể kiếm được lợi nhuận kỷ lục như hồi đầu năm.

Zhao đã từ bỏ kế hoạch xây dựng trụ sở ở Nhật Bản hồi tháng trước, sau khi giới chức yêu cầu Binance ngừng hoạt động vì không có giấy phép. Chính quyền Hong Kong cũng phát thông điệp cảnh báo Binance và nhiều sàn giao dịch khác trong vài tháng gần đây.

Đương nhiên Zhao không tiết lộ những thứ khiến ông cảm thấy lo lắng. Khi giới chức Nhật Bản yêu cầu Binance ngừng hoạt động vì không có giấy phép vào tuần trước, ông phản hồi bằng cách viết một câu tục ngữ Trung Quốc trên mạng xã hội Twitter: "Cơ hội mới thường xuất hiện trong thời loạn". Trong hàng loạt cuộc phỏng vấn với Bloomberg suốt hai tháng qua, Zhao thừa nhận chính sách của các nước là một mối nguy đối với Binance, nhưng cũng khẳng định anh muốn hợp tác với giới chức. Cựu lập trình viên cũng nhấn mạnh rằng anh rất lạc quan về tương lai của tiền mã hóa.

"Tôi tin tưởng tuyệt đối rằng tiền thuật toán là tương lai của chúng ta. Tôi biết tương lai đó sẽ tới", anh phát biểu.

Dữ liệu mà Zhao cung cấp cho thấy Binance xử lý lượng tiền ảo có giá trị khoảng 500 triệu USD mỗi ngày. Công ty hưởng mức phí hoa hồng 0,1% sau mỗi giao dịch. Mức phí giảm xuống 0,005% nếu người sử dụng trả phí bằng xu Binance (Binance Coin), loại tiền ảo do Binance phát hành. Trong thời gian từ tháng 8 tới tháng 10 năm ngoái, công ty hưởng khoản phí hoa hồng khoảng 7,5 triệu USD (hơn 170 tỷ đồng). Đó là con số quá ấn tượng đối với một start-up mới thành lập trong tháng 7/2017.

Ron Cao, giám đốc Quỹ đầu tư mạo hiểm Light Speed Venture ở Trung Quốc, là người đầu tiên khuyên Zhao đầu tư Bitcoin vào đầu năm 2013. Ngay sau khi tìm hiểu Bitcoin, anh từ bỏ công ty mà anh đồng sáng lập và điều hành suốt 8 năm.

Ý tưởng thành lập sàn giao dịch tiền ảo nảy ra trong tâm trí Zhao từ năm 2013. Hồi ấy anh thấy hai dạng giao dịch: đổi tiền thật lấy tiền số và đổi tiền số lấy tiền số.

"Sau khi gia nhập Blockchain.info, chúng tôi trao đổi vấn đề này nhiều lần. Tầm nhìn của tôi vẫn không thay đổi sau vài năm. Nhưng hồi đó mọi điều kiện chưa phù hợp để thành lập sàn giao dịch. Lượng tiền ảo hồi đó chưa đủ lớn để giao dịch sôi động. Việc cấp bách hồi đó là tác động để công chúng đổi tiền thật lấy tiền thuật toán. Vào năm 2015, tôi lại xem xét ý tưởng đó và vẫn thấy điều kiện chưa chín muối. Nhưng giờ đây tình hình đã rất thuận lợi", anh kể.

Kim Cương

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.