|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Vua bán lẻ Mỹ: 'Sếp chỉ thành công nếu nhân viên tự tin hơn'

09:03 | 24/07/2018
Chia sẻ
Tỷ phú Sam Walton, người sáng lập tập đoàn Wal-Mart, khẳng định những nhà lãnh đạo kinh doanh xuất chúng luôn cố gắng để tăng mức độ tự tin của nhân viên trong doanh nghiệp.
vua ban le my sep xuat chung luon no luc de nhan vien tu tin hon Bán hàng đồng giá không thương hiệu, start-up Mỹ tự tin thách thức các đại gia bán lẻ

Là người sáng lập tập đoàn bán lẻ Wal-Mart, Sam Walton cũng là một trong những người giàu nhất hành tinh trong thế kỷ 20.Trong danh sách 25 nhà kinh doanh có khả năng làm thay đổi thế giới do hãng CNN và tạp chí Fortune bình chọn và công bố năm 2005, Sam Walton được xếp thứ 2, chỉ sau Bill Gates, tỷ phú giàu nhất thế giới hồi đó và là chủ tập đoàn Microsoft.

Với thành tựu xuất chúng về kinh doanh và tiền bạc, cuộc đời và sự nghiệp của Sam Walton trở thành niềm cảm hứng của hàng trăm triệu người trên thế giới. Trong một cuộc phỏng vấn, ông từng tiết lộ quan điểm cá nhân về bí quyết thành công của những nhà lãnh đạo doanh nghiệp thành công.

"Những người lãnh đạo doanh nghiệp thành công luôn nỗ lực để giúp nhân viên của họ trở nên tự tin hơn", ông nói.

Walton giải thích rằng, khi con người trở nên tự tin hơn, họ có thể đạt những thành tựu phi thường hơn năng lực thực tế của họ.

Với nhận thức như thế, Walton luôn khuyến khích tinh thần của nhân viên. Chẳng hạn, vào năm 1975, nhân một chuyến công tác tới Hàn Quốc, S.Walton đã cao hứng sáng tác bài hát “Wal-Mart Cheer” dành riêng cho Wal-Mart để cổ động tinh thần làm việc của nhân viên cũng như nâng cao tính đoàn kết trong nội bộ. Bài ca vẫn được lưu truyền rộng rãi trong Wal-Mart cho tới ngày nay. Tính đến năm 2005, Wal-Mart có tất cả 1.300.000 người lao động trên toàn thế giới, trở thành tập đoàn tư nhân đông nhân viên nhất thế giới thời bấy giờ.

Năm 1962, Sam Walton chỉ là một công nhân làm thuê cho một tiệm giặt là tại thị trấn Bentonville bang Arkansas, Mỹ. Hằng ngày, ông cùng 3 nhân viên khác trao tận tay khách hàng những quần, áo đã là sạch.

vua ban le my sep xuat chung luon no luc de nhan vien tu tin hon
Tỷ phú Sam Walton, người sáng lập tập đoàn Wal-Mart, luôn coi trọng việc nâng cao sự tự tin của nhân viên. Ảnh: Fortune

Khi đó hai tập đoàn bán lẻ khổng lồ Kmart và Sears thống trị hệ thống cửa hàng bán lẻ tại Arkansas và các bang lân cận. Sau nhiều lần đi giao hàng, trực tiếp "va chạm" với đủ các loại khách hàng, Sam Walton phát hiện Kmart và Sears không hề xuất hiện ở các thị trấn nhỏ bé hẻo lánh như thị trấn Benton, nơi ông lớn lên.

Nhận thấy đây là cơ hội lớn, Sam Walton lập tức dốc toàn bộ số tiền tiết kiệm gồm 150 USD để thuê 8 công nhân và thành lập một cửa hàng bán lẻ mang tên Wal-Mart tại thị trấn Bentonville.

Do vốn ít, thiếu kinh nghiệm, ban đầu cửa hàng chủ yếu kinh doanh buôn sỉ bán lẻ theo phương châm lấy công làm lãi, buôn bán những nhu yếu phẩm cần thiết nhất. Sam Walton tạo sự khác biệt với khách hàng trong thị trấn bằng tác phong phục vụ nhiệt tình chu đáo, chất lượng hàng bảo đảm, giá cả phải chăng. Cho tới năm 1965, Wal-Mart đã trở thành một trong những cửa hàng bán lẻ thu hút nhiều khách hàng tại thị trấn Benton.

Khởi đầu khá thuận lợi, nhưng vốn xuất thân từ nông thôn, Walton rất tiết kiệm trong kinh doanh. Thậm chí khi trở thành một trong số những người giầu nhất nước Mỹ, ông vẫn là con người bình dị và khiêm tốn.

Dưới tài lãnh đạo của Sam Walton, Wal-Mart đã phát triển rất nhanh chóng và trở thành đối thủ cạnh tranh ngang ngửa với đối thủ Kmart vào đầu thập niên 1970. Hiện nay, số lượng cửa hàng siêu thị bán lẻ thuộc quyền sở hữu của tập đoàn Wal-Mart đã lên tới hàng chục nghìn. Chúng nằm rải rác khắp Bắc Mỹ, châu Âu và vươn sang châu Á. Theo thống kê của Hiệp hội thương mại Mỹ vào năm 2007, doanh số bán hàng của Wal-Mart đạt 216 USD một năm, vượt qua doanh số bán hàng của hãng điện tử gia dụng nổi tiếng GE và chỉ đứng sau tập đoàn kinh doanh xăng dầu khổng lồ lớn thứ 2 thế giới là Exxon-Mobil.

Công thức kinh doanh của Walton là cắt giảm chi phí + giảm giá + dịch vụ tối ưu + khai thác hiệu quả công nghệ thông tin + đảm bảo cuộc sống nhân viên.

Xem thêm

Liên tục tăng trưởng, FDI có trở thành 'trụ cột' cho nền kinh tế năm nay?
Trong tháng 4, lượng vốn FDI và số dự án đầu tư mới đạt mức cao nhất kể từ đầu năm. Xu hướng tích cực của dòng vốn FDI được kỳ vọng sẽ trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng, là 'trụ cột' quan trọng cho nền kinh tế trong bối cảnh đầu tư công chậm lại và đầu tư tư nhân vẫn ở mức rất thấp.