Vụ Asanzo: Tổng cục Hải quan nói có nhiều lỗ hổng pháp lý, chưa thể kết luận!
Theo ông Tuấn, về vụ việc công ty Asanzo, hiện tại cơ quan Hải quan đã thành lập đoàn kiểm tra sau thông quan doanh nghiệp này và các doanh nghiệp liên quan nhập các linh kiện về bán lại cho Asanzo. Sau khi có kết quả sẽ báo cáo Bộ Tài chính, để trình Thủ tướng.
Ông Âu Anh Tuấn, Cục trưởng Cục giám sát quản lý, Tổng cục Hải quan
Trả lời câu hỏi của phóng viên Dân Trí về trường hợp doanh nghiệp Asanzo nhập khẩu thiết bị linh kiện điện tử, hàng hóa Trung Quốc về gắn nhãn mác "Made in Vietnam" có vi phạm pháp luật hay không? Và đâu là cơ sở pháp lý chứng minh?, ông Âu Anh Tuấn cho biết: Hiện có nhiều ý kiến, đối với vụ Asanzo cần làm rõ nhiều hình thức của doanh nghiệp này. Tại Nghị định 43 của Chính phủ có quy định ghi nhãn mác "Made in Vietnam". Tuy nhiên, tại Nghị định 31, chỉ ghi tiêu chí xuất xứ để xác định nhãn mác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chưa có đối với hàng hóa lưu thông trong thị trường nội địa.
Theo ông Tuấn: Hiện cơ sở xác định doanh nghiệp nhập khẩu linh kiện nhập khẩu sau đó lắp ráp bán tại thị trường Việt Nam có đáp ứng tiêu chí xuất xứ với hàng Việt Nam hay không là không có. Nếu áp dụng với hàng nhập khẩu, xuất khẩu chúng ta có rõ ràng về giá trị gia tăng ở Việt Nam là bao nhiêu, quy tắc chuyển đổi mã HS từ đầu vào, đầu ra 4 số hay 6 số.
"Nếu hàng hóa xuất khẩu thì chúng ta có tiêu chí, còn đối với hàng hóa lưu thông trong nước, chúng ta chưa có tiêu chí, do vậy trường hợp doanh nghiệp nhập linh kiện về lắp ráp như thế nào thì được ghi và không được ghi "Made in Vietnam" hiện là chưa có", Cục trưởng Cục Giám sát quản lý, Tổng cục Hải quan cho biết.
Đối với trường hợp doanh nghiệp nhập nguyên chiếc bếp từ, nồi cơm điện, bàn là từ Trung Quốc, sau đó ghi nhãn mác "Made in Vietnam", ông Tuấn khẳng định, trường hợp này doanh nghiệp ghi "Made in Vietnam" là hoàn toàn sai.
Bổ sung thêm việc kiểm tra các doanh nghiệp cung cấp, bán hàng cho Asanzo, bà Nguyễn Thu Nhiễu - Phó cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan (Tổng cục Hải quan) cho biết, cơ quan hải quan nhận được danh sách 51 doanh nghiệp đầu vào bán hàng, linh kiện cho Asanzo sản xuất do Báo Tuổi trẻ và Bộ Công an chuyển sang.
Bà Nguyễn Thu Nhiễu - Phó cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan
Quá trình xác minh thì có sự trùng lắp giữa 2 danh sách này, nên còn lại 31 doanh nghiệp. Trong số này có 4 doanh nghiệp đã không còn hoạt động và bị khởi tố (Công ty Sa Huỳnh), do đó Cục Kiểm tra sau thông quan đã ban hành 27 quyết định kiểm tra các doanh nghiệp còn lại.
Trong 27 doanh nghiệp, Cục trực tiếp kiểm tra tại 13 doanh nghiệp, và giao 14 đơn vị cho Cục Hải quan TP HCM kiểm tra, tiếp tục làm rõ.
Hiện nay Cục Kiểm tra sau thông quan vẫn đang tiến hành rà soát, thu thập thông ttin và phối hợp với các đơn vị liên quan. Cục thực hiện nhiệm vụ theo chức năng được giao.
Cũng theo bà Nhiễu, đến thời điểm này chưa có kết quả cuối cùng, dù một số công ty đã có kết quả sơ bộ. Còn 56 doanh nghiệp đầu ra - đơn vị tiêu thụ hàng cho Asanzo, thì qua xác minh còn 16 doanh nghiệp đang hoạt động, số còn lại đã ngừng hoạt động.
"Quá trình xác minh, kiểm tra các doanh nghiệp này vẫn đang diễn ra, chưa có kết luận cuối cùng", bà Nhiễu thông tin.`
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/