|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Vụ án Hà Văn Thắm: 'PVN phải biết về nguyên tắc trứng không nên để cùng một giỏ'

16:14 | 11/09/2017
Chia sẻ
Trong phiên xét xử đại án OceanBank ngày 11/9, HĐXX cho biết mặc dù công văn đề nghị các đơn vị thành viên gửi tiền tại OceanBank của PVN chỉ là văn bản hướng dẫn, tuy nhiên Tập đoàn PVN phải luôn nhớ nguyên tắc "trứng không nên để cùng một giỏ" và pháp luật cạnh tranh không lành mạnh.
vu an ha van tham pvn phai biet ve nguyen tac trung khong nen de cung mot gio
Đại diện Tập đoàn PVN tại phiên toà (Ảnh: DB)

Hoạt động tập trung gửi tiền của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tại Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank) được nhiều lần được đề cập trong lần phiên toà xét xử Hà Văn Thắm gần đây, với nhiều ý kiến cho rằng có "luật ngầm" về gửi tiền của các doanh nghiệp dầu khí.

Cái giá cho việc OceanBank nhận hàng trăm triệu USD tiền gửi từ PVN

Đại diện và lãnh đạo các đơn vị thành viên của PVN như Liên doanh Việt - Nga (Vietsovpetro), Công ty Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR), Tổng công ty dầu Việt Nam (PV Oil),... đều xác nhận chỉ thị từ PVN yêu cầu gửi tiền tại OceanBank trong giai đoạn từ 2009 - 2014.

Nguyên Tổng giám đốc OceanBank Nguyễn Thị Minh Thu cho biết, Vietsovpetro gửi tiền tại OceanBank chủ yếu là ngoại tệ, số dư tại thời điểm cao nhất là năm 2011 có thể lên đến vài trăm triệu USD.

Đối với BSR, Kế toán trưởng Phạm Xuân Quang cho hay, trong thời gian qua BSR có phát sinh nhiều giao dịch gửi tiền tại OceanBank với số tiền mỗi hợp đồng dao động từ 2 đến 1.100 tỷ đồng.

Ngoài ra, như một "luật lệ ngầm" hầu hết các tổ chức có liên quan đến PVN đều có quan hệ gửi tiền tại OceanBank với số dư không hề nhỏ.

Thời điểm thanh khoản của toàn bộ hệ thống ngân hàng cực kỳ căng thẳng. Theo lời khai của các bị cáo trong vụ án Hà Văn Thắm, để giải quyết tình trạng dư nợ tín dụng tăng cao trong khi số dư tiền gửi thấp, OceanBank đã phải chi thêm một phần lãi ngoài không nhỏ để duy trì nguồn tiền gửi từ PVN và các khách hàng khác.

Theo chủ trương của nguyên Chủ tịch Hà Văn Thắm, mức lãi suất cộng thêm đối với tiền USD là 0,02% - 0,05%/tháng; đối với VNĐ là 0,1%/tháng, sau đó nâng lên 0,15%/tháng (năm 2012).

vu an ha van tham pvn phai biet ve nguyen tac trung khong nen de cung mot gio Nguyên Kế toán trưởng PVN Ninh Văn Quỳnh khai nhận tiền từ Nguyễn Xuân Sơn: 'Lần thì túi đựng áo sơ mi lần thì chai rượu'

Từ chủ trương này, nguyên Tổng Giám đốc OceanBank Nguyễn Xuân Sơn đã nhiều lần đưa tiền cho ông Ninh Văn Quỳnh - Kế toán trưởng PVN thời bấy giờ, tổng số tiền ước tính từ 30 - 40 tỷ đồng. Ngoài ra, ông cũng trực tiếp gửi "chăm sóc khách hàng" tới Vietsovpetro, mỗi lần đưa từ 10.000 đến 20.000 USD, hoặc 200 đến 300 triệu đồng. Việc đưa tiền diễn ra khá nhiều với khoảng 10 lần.

Đối với BSR, bà Nguyễn Thị Minh Thu cho biết đã chi khoảng 19 tỷ gồm 2 lần (9,5 tỷ và 9,7 tỷ đồng) cho các cá nhân gồm Chủ tịch HĐQT Nguyễn Hoài Giang, TGĐ Đinh Văn Hậu, Phó TGĐ Phụ trách Tài chính Đinh Văn Tùng và Kế toán trưởng Phạm Xuân Quang. Mỗi lần đưa tiền lên đến từ 500 triệu - 1 tỷ đồng/cá nhân.

Văn bản yêu cầu gửi tiền tại OceanBank chỉ mang tính "đề nghị"?

Tại phiên tòa sáng 11/9, luật sư đặt câu hỏi về việc PVN yêu cầu các đơn vị thành viên phải gửi tiền tại OceanBank, đại diện PVN khẳng định Tập đoàn không có văn bản hành chính nào mang tính bắt buộc các đơn vị thành viên giao dịch hoặc gửi tiền tại OceanBank. Văn bản đã ban hành chỉ mang tính đề nghị hoặc khuyến nghị. Theo đại diện PVN, việc giao dịch hay không là là hoàn toàn tự nguyện theo thoả thuận hợp tác giữa hai bên.

Luật sư đưa ra văn bản PVN ban hành ngày 22/6/2009 do Tổng giám đốc là người ký với nội dung đề nghị các đơn vị thành viên giao dịch với OceanBank, trong đó có hoạt động gửi tiền. Theo luật sư, tại PVN các đơn vị thành viên có quan hệ lệ thuộc vào Tập đoàn, hơn nữa văn bản còn yêu cầu phải báo cáo quá trình thực hiện và kết quả trước ngày 15/10/2010. Do vậy có thể hiểu đây là một dạng văn bản hành chính mang tính chất áp đặt.

Luật sư cho rằng việc tập trung giao dịch, nguồn vốn vào một tổ chức tín dụng sẽ cản trở tính tự chủ hoạt động của các doanh nghiệp trong tập đoàn, đồng thời tiềm ẩn rủi ro và trên thực tế đã xảy ra.

Phía PVN giải thích thêm, theo quy chế quản lý vốn và quy định của pháp luật, các đơn vị thành viên của PVN phải có giao dịch với 5 tổ chức tín dụng chứ không phải chỉ giao dịch ở cùng một nơi.

Về vấn đề này, Hội đồng xét xử cho rằng văn bản PVN ban hành không phải văn bản pháp luật, mà là một công văn, văn bản hướng dẫn, trong nội dung công văn có chữ "đề nghị". Tuy nhiên, thẩm phán cũng nhắc nhở đại diện Tập đoàn PVN phải biết về nguyên tắc "trứng không nên để cùng một giỏ".

HĐXX cho biết tại phiên toà xét xử lần này, không xem xét tính đúng sai của văn bản này nên đại diện PVN không cần giải thích thêm. Nếu có xem xét thì cũng không xem xét vấn đề bắt buộc hay không, mà cần đối chiếu đến việc cạnh tranh lành mạnh trong Luật cạnh tranh.

Mặc dù không được tiếp tục đề cập đến trong phiên toà nhưng qua đây có thể nhận thấy, chính "đề nghị" của lãnh đạo PVN đã tạo điều kiện phát sinh cơ chế cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng, đồng thời tạo kẽ hở cho nhiều người vụ lợi cá nhân, gây thất thoát tiền và tài sản cho doanh nghiệp và Nhà nước.

vu an ha van tham pvn phai biet ve nguyen tac trung khong nen de cung mot gio Xét xử Hà Văn Thắm sáng 11/9: Lãnh đạo Lọc hoá dầu Bình Sơn khẳng định không nhận tiền từ OceanBank

Trong phiên toà sáng ngày 11/9, các lãnh đạo BSR khẳng định chưa bao giờ nhận một khoản tiền nào từ bà Nguyễn Thị Minh ...

vu an ha van tham pvn phai biet ve nguyen tac trung khong nen de cung mot gio Vụ án Hà Văn Thắm: 'Mỗi lần đưa tiền cho Chủ tịch BSR Nguyễn Hoài Giang từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng'

HĐXX đề nghị Thư ký gửi giấy triệu tập, yêu cầu 4 vị lãnh đạo của Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đền phiên tòa ...

Diệp Bình