Ban lãnh đạo Vocarimex cho biết sau khi cổ đông thông qua sẽ tiến hành thủ tục để hủy đăng ký giao dịch cổ phiếu VOC trong vòng 2 – 3 tháng tới. Cổ đông có ý định bán thì KIDO sẽ mua với giá thỏa thuận, căn cứ giá thị trường.
Năm 2023, doanh thu thuần của Vocarimex rơi về mức đáy kể từ khi lên UPCoM nhưng nhờ khoản thoái vốn từ "gà đẻ trứng vàng" Calofic nên cả năm tổng công ty vẫn lãi hơn nghìn tỷ.
Phần lớn nguồn thu của Vocarimex đến từ việc cung cấp dầu nguyên liệu cho các đơn vị trong hệ sinh thái và các khách hàng công nghiệp. Đây cũng là lợi thế chủ lực của tổng công ty hướng đến mục tiêu phục vụ 30% thị trường tiêu thụ dầu ăn.
Cuối tháng 9, lượng tiền và tiền gửi ngân hàng của Vocarimex hơn 1.121 tỷ, tăng 708 tỷ sau một quý và tăng hơn 1.055 tỷ đồng so với đầu năm.
Dù sản lượng bán ra có tăng so với cùng kỳ, nhưng do giá tồn kho cao khiến Vocarimex kinh doanh dưới giá vốn, dẫn tới thua lỗ quý II/2023. Dù vậy nửa đầu 2023 công ty đã vượt kế hoạch lợi nhuận năm nhờ kết quả đột biến quý I.
Với 121,8 triệu cổ phiếu đang lưu hành, ước tính Vocarimex sẽ chi khoảng 1.218 tỷ đồng, trong đó, Tập đoàn KIDO với việc nắm giữ 87,29% vốn sẽ nhận về 1.063 tỷ đồng.
Tính riêng quý IV/2022, dù doanh thu tăng trưởng 41%, giá dầu nguyên liệu tồn kho cao hơn thị trường khiến Vocarimex kinh doanh dưới giá vốn. Cả quý, Vocarimex báo lỗ 128 tỷ đồng, là quý lỗ kỷ lục kể từ khi cổ phần hóa (năm 2015).
Tại ĐHĐCĐ bất thường, ông Trần Lệ Nguyên, Thành viên HĐQT Vocarimex, đồng thời cũng là ông chủ Tập đoàn KIDO đã đề xuất mức cổ tức đặc biệt cho cổ đông là 100% tiền mặt, nếu việc chuyển nhượng 24% cổ phần tại Calofic thành công.
KIDO đã chi gần 1.256 tỷ đồng để mua hơn 44,2 triệu cổ phiếu VOC từ SCIC, nâng tỷ lệ sở hữu tại Vocarimex từ 51% lên 87,3%. Giao dịch này đã gỡ nút thắt để KIDO có thể tiến hành hợp nhất Dầu Thực Vật Tường An.
Trước đó, kế hoạch thoái vốn của SCIC tại Vocarimex đã bất thành tới hai lần do không có nhà đầu tư nào đăng ký mua. Phải đến lần đấu giá thứ ba, khi giá khởi điểm giảm còn 18.540 đồng/cp KIDO mới tham gia nhưng phiên đấu giá này cũng bị hủy theo yêu cầu của SCIC.
Nửa đầu năm, nhờ doanh thu dầu ăn và mảng thực phẩm tăng bên cạnh khoản chi phí quản lý doanh nghiệp giảm tới 83% đã giúp lợi nhuận trước thuế 6 tháng của Tập đoàn KIDO tăng 163% so với cùng kỳ năm trước.
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.