|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Vingroup sẽ đầu tư 2.200 tỷ đồng vào dự án dược phẩm Vinfa

09:42 | 09/04/2018
Chia sẻ
Dự kiến, Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất Thuốc Vinfa sẽ bắt đầu xây dựng vào quý III/2018.

Tập đoàn Vingroup vừa chính thức công bố tham gia lĩnh vực dược phẩm với thương hiệu Vinfa. Bên cạnh nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu dược phẩm, Vinfa sẽ tập trung bảo tồn, nghiên cứu và phát triển các bài thuốc Đông y cổ truyền có nguồn gốc từ dược liệu quý Việt Nam.

Tiếp nối hệ thống bệnh viện Vinmec và thực hiện chiến lược mở rộng lĩnh vực y tế, Tập đoàn Vingroup đã thành lập Công ty Cổ phần Vinfa hoạt động trong lĩnh vực dược phẩm; đồng thời, đầu tư xây dựng Dự án “Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất Thuốc Vinfa” tại huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.

vingroup se dau tu 2200 ty dong vao du an duoc pham vinfa

Dự án có tổng vốn đầu tư 2.200 tỷ đồng, quy mô giai đoạn 1 gần 10 ha và được đầu tư theo tiêu chuẩn quốc tế với các phân khu: nghiên cứu, sản xuất, hậu cần và các công trình phụ trợ.

Mục tiêu của Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất Thuốc Vinfa là sản xuất và kinh doanh các bài thuốc Đông y và các loại thuốc Tây y chất lượng tốt, phục vụ thị trường trong nước, hướng tới xuất khẩu.

Trong đó, Vinfa đầu tư chiều sâu cho việc nghiên cứu, phát triển và bảo tồn các bài thuốc có nguồn gốc từ dược liệu quý Việt Nam. Vinfa cũng sẽ tập trung vào các mảng sản xuất Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, Vaccine và Thiết bị y tế với tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, đáp ứng cao nhất nhu cầu chăm sóc sức khỏe và điều trị cho người dân.

Bên cạnh việc khai thác nguồn dược liệu quý của dân tộc, Vinfa cũng sẽ đẩy mạnh hợp tác với các đối tác uy tín từ những nền sản xuất dược phẩm nổi tiếng thế giới như Mỹ, châu Âu, Australia… để nhận tư vấn và chuyển nhượng công nghệ, kỹ thuật và nhập khẩu nguyên liệu và sản phẩm.

Dự kiến, Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất Thuốc Vinfa sẽ bắt đầu xây dựng vào quý III/2018.

Đông A

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.