|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Vinamilk không mua 17,5 triệu cổ phiếu quĩ vì giá đã bình ổn

10:32 | 01/07/2020
Chia sẻ
Vinamilk quyết định không mua cổ phiếu quĩ sau khi cảm thấy giá cổ phiếu VNM đã bình ổn, số tiền còn lại công ty sẽ để tập trung vào kinh doanh.
Vinamilk không mua 17,5 triệu cổ phiếu quĩ vì giá đã bình ổn - Ảnh 1.

Sản phẩm sữa tươi của Vinamilk. Ảnh: Song Ngọc.

Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk - Mã: VNM) vừa công bố thông tin về việc dừng mua lại 17,5 triệu cổ phiếu VNM, tương đương 1% vốn điều lệ của công ty làm cổ phiếu quĩ.

Vinamilk đưa ra lí do rằng giá cổ phiếu đã bình ổn và hiện đang có xu hướng tăng lên theo kết quả kinh doanh của công ty. Do đó, Vinamilk sẽ để thị trường tự điều tiết và dùng số tiền còn lại để tập trung và các ngành kinh doanh cốt lõi.

Trong thời gian đăng kí mua cổ phiếu quĩ từ 21/5 đến 20/6, giá cổ phiếu VNM có diễn biến tích cực. Đáng chú ý vào giai đoạn đầu tháng 6, cổ phiếu này bật tăng mạnh, ghi nhận mức cao nhất năm 2020 với 123.380 đồng/cp. 

Bất ngờ đảo chiều giảm các phiên sau đó, giá cổ phiếu VNM quay trở lại dao động quanh 112.000 đồng/cp, xấp xỉ vùng giá thời điểm đăng kí mua cổ phiếu quĩ trước đó. Kết thúc phiên 30/6, giá cổ phiếu VNM đạt 112.700 đồng/cp.

Vinamilk dừng mua 17,5 triệu cổ phiếu quĩ - Ảnh 1.

Diễn biến giá cổ phiếu VNM thời gian gần đây. Nguồn: VNDirect

Trong cuộc họp ĐHĐCĐ mới đây, các cổ đông đã thông qua kế hoạch kinh doanh với mục tiêu doanh thu đạt 59.600 tỉ đồng, tăng 5,7% và lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt 10.690 tỉ đồng, tăng 1% so với thực hiện năm 2019.

Trên thị trường chứng khoán, hai quĩ ngoại từ Singapore là F&N Dairy Investments Pte. Ltd và Platinum Victory Pte. Ltd vẫn tiếp tục đăng kí mua hơn 17,4 triệu cổ phiếu VNM. Cả hai quĩ đều nhiều lần cố gắng nâng tỉ lệ sở hữu tại Vinamilk, tuy nhiên vẫn chưa thành công do điều kiện thị trường không phù hợp. 

Hiện tại, hai quĩ này đang là hai cổ đông lớn nhất của Vinamilk chỉ sau Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC).

Lê Huy

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.