|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Vietnam Airlines muốn phát hành tăng vốn cho cổ đông hiện hữu nhằm vượt qua khủng hoảng COVID-19

16:31 | 12/06/2020
Chia sẻ
Bên cạnh phương án xin Nhà nước hỗ trợ vay vốn tối đa 12.000 tỉ đồng để giải quyết những vấn đề trong ngắn hạn, hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines cũng có kế hoạch xin tăng vốn đề bổ sung nguồn lực phục hồi trong trung và dài hạn.
Vietnam Airlines muốn phát hành tăng vốn cho cổ đông hiện hữu nhằm vượt qua khủng hoảng COVID-19 - Ảnh 1.

Ảnh: Vietnam Airlines

Vietnam Airlines đang tính đến phương án phát hành tăng vốn cho các nhà đầu tư hiện hữu để có nguồn lực vượt qua khủng hoảng do tác động của đại dịch COVID-19 đến ngành hàng không, ông Trần Thanh Hiền – Kế toán trưởng hãng hàng không quốc gia cho biết trong một buổi chia sẻ chiều 12/6.

Trong năm nay Vietnam Airlines dự toán thâm hụt dòng tiền khoảng 16.000 tỉ đồng. Ông Hiền nhấn mạnh việc hỗ trợ từ Chính phủ bên cạnh vai trò là cơ quan quản lí và cổ đông lớn nắm tới 86% vốn điều lệ mang tính chất sống còn trong hoàn cảnh hiện tại.

Theo tính toán của Vietnam Airlines, nếu không có hỗ trợ từ Chính phủ, tháng 8 tổng công ty sẽ hết tiền, đây là tình trạng rất xấu, ông Hiền cho biết. Ngay cả việc hành khách nội địa đang hồi phục theo hình chữ V, nhưng doanh thu vẫn sẽ giảm khoảng 50%, bối cảnh ngành hàng không cạnh tranh về giá thì hiệu quả đối với ngành vẫn không thay đổi.

Bản thân Vietnam Airlines đã đề xuất khoản vay tối thiểu 4.000 tỉ đồng và tối đa 12.000 tỉ đồng để giải quyết dòng tiền cần trong ngắn hạn. Trong trung hạn, công ty mong muốn phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu tăng vốn, nhưng dự kiến mất từ 5 – 6 tháng.

Ông Hiền cho rằng những giải pháp giải cứu của Chính phủ cần phải dựa trên đặc thù của dịch bệnh COVID-19 là chưa từng có trong lịch sử và ảnh hưởng nặng đến ngành hàng không. Nhà nước, và các cổ đông phải có trách nhiệm cứu chính đứa con của mình.

Thời điểm hiện tại, Chính phủ đã đưa ra một số hỗ trợ về giá phí dịch vụ hàng không, điều này có thể giúp Vietnam Airlines tiết kiệm 120 – 130 tỉ đồng đến cuối năm, trong trường hợp thị trường hồi phục tốt. Phương án giảm 30% thuế nhiên liệu bay như đề xuất đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng có thể tiết kiệm thêm khoảng 200 tỉ đồng.

Đây dù không phải con số lớn, nhưng mang nhiều ý nghĩa với hãng hàng không, ông Hiền cho biết.

Quay trở lại kiến nghị xin cấp các khoản vay và xin tăng vốn từ phía Nhà nước đối với Vietnam Airlines, người phụ trách tài chính kế toán của hãng chia sẻ:

"Không có hãng hàng không nào xin hỗ trợ với con số ít như của Vietnam Airlines – khoảng 500 triệu USD. Chính phủ giải cứu dù là con số nào thì niềm tin sẽ tăng lên rất cao. Thông điệp giải cứu như một liều thuốc cực kì quan trọng, niềm tin mới là cái lớn".

Ông Hiền nói rằng, Vietnam Airlines không xin Chính phủ bơm tiền, mà xin phép được vay, sẽ trả và thừa khả năng trả. Ông cho biết trong ba năm hãng sẽ cơ cấu lại tài sản và có tiền trả.

Bình luận về phương án Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) có thể sẽ đầu tư vào Vietnam Airlines giúp công ty tăng vốn, ông Hiền đánh giá đây là phương án tích cực nếu nhìn vào tiềm năng phát triển ngành hàng không và nội lực của hãng. Hai bên chưa có phương án chung nào.

Nhưng ông Hiền cũng lưu ý, việc đầu tư trong hoàn cảnh hiện tại cũng không dễ; việc phát hành riêng lẻ còn liên quan đến định giá, dự báo tiềm năng, và phải bảo toàn vốn Nhà nước…

Ông Hiền nói rằng, phương án kết hợp song song vừa xin vay vốn vừa phát hành tăng vốn có thể giúp Vietnam Airlines có nguồn lực phục hồi trong khoảng hai năm, bên cạnh đó vẫn có cán cân tài chính lành mạnh.

Vốn có tiềm lực tài chính khỏe trước đại dịch, tuy nhiên ảnh hưởng của COVID-19 khiến khách hàng mua vé trước thực hiện hoàn vé khiến cho nguồn tiền mặt của Vietnam Airlines sụt giảm nhanh chóng. Bên cạnh đó chi phí cố định, tiền thuê tàu bay lớn khiến các hãng hàng không nhanh chóng rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Như ông Hiền nói, "giống như người khỏe mạnh bị đứt động mạch chủ".

#StandUpVietnam là chương trình đặc biệt đồng hành cùng các doanh nghiệp trong nước chia sẻ và truyền cảm hứng vượt qua những khó khăn từ đại dịch COVID-19.

#StandUpVietnam mong muốn được đón nhận những chia sẻ kinh nghiệm, hiến kế chính sách, giải pháp thúc đẩy kinh doanh, cách thức quản trị trong khủng hoảng… từ chính những doanh nhân đang chèo lái DN vượt qua thử thách lớn này.

Các thông tin từ quí DN sẽ được các cơ quan báo chí tham gia #StandUpVietnam biên tập, đăng tải hoàn toàn miễn phí trong chương trình nếu nội dung được đánh giá là hữu ích, thiết thực, tích cực.

Các thông tin vui lòng gửi về địa chỉ email info@vietnambiz.vn và info@vietnammoi.vn kèm đầu mối liên lạc để #StandUpVietnam có điều kiện tương tác, hỗ trợ và kiểm chứng thông tin trước khi đăng tải.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Đông A

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.