|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Vietnam Airlines: Lỗ quý III thấp hơn so với quý I và II, vốn chủ sở hữu tạm thời hết âm

20:41 | 26/11/2021
Chia sẻ
Vốn chủ sở hữu của Vietnam Airlines đã chuyển từ âm sang dương do thua lỗ giảm đi và được cổ đông bơm thêm gần 8.000 tỷ đồng.
Vietnam Airlines: Lỗ quý III thấp hơn so với quý I và II, vốn chủ sở hữu tạm thời hết âm - Ảnh 1.

Vietnam Airlines Group gồm ba hãng hàng không là Vietnam Airlines, Pacific Airlines (trước đây là Jetstar Pacific Airlines) và Vasco. (Ảnh: Song Ngọc).

Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines - Mã: HVN) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III cho thấy doanh thu thuần đạt 4.735 tỷ đồng, thấp nhất kể từ khi lên sàn chứng khoán đến nay và giảm gần 38% so với cùng kỳ năm ngoái.

Doanh thu tài chính tăng vọt từ 132 tỷ trong quý III năm ngoái lên 560 tỷ quý vừa qua. Tuy nhiên, chi phí tài chính, bán hàng và quản lý doanh nghiệp đều đi lên mạnh nên Vietnam Airlines lỗ sau thuế 3.531 tỷ đồng, tăng 17% so với số lỗ cùng kỳ năm ngoái.

Nếu so với quý I và II năm nay, khoản lỗ của quý III đã giảm đi đáng kể.

Vietnam Airlines: Lỗ quý III thấp hơn so với quý I và II, vốn chủ sở hữu tạm thời hết âm - Ảnh 2.

Vietnam Airlines giảm lỗ so với hai quý đầu năm nhưng doanh thu rơi xuống đáy mới.

Trong tháng 9, Vietnam Airlines đã hoàn tất đợt chào bán 800 triệu cổ phiếu HVN cho cổ đông hiện hữu với giá ưu đãi 10.000 đồng/cp. Thực tế, các cổ đông đã mua 796 triệu cổ phiếu, mang lại cho Vietnam Airlines 7.961 tỷ đồng. Gần 4 triệu cổ phiếu "ế" đã bị hủy bỏ.

Riêng cổ đông Nhà nước đã rót xấp xỉ 6.900 tỷ đồng, tương đương 86,6% số vốn mà Vietnam Airlines tăng thêm.

Nhờ có số vốn mà các nhà đầu tư bơm thêm, Vietnam Airlines đã thoát cảnh âm vốn chủ sở hữu tại ngày 30/9/2021.

Vietnam Airlines: Lỗ quý III thấp hơn so với quý I và II, vốn chủ sở hữu tạm thời hết âm - Ảnh 4.

Tuy nhiên tỷ lệ đòn bẩy tài chính của tổng công ty vẫn rất lớn và bộ đệm vốn khá mỏng. Nếu quý IV thua lỗ từ khoảng 1.500 tỷ trở lên, Vietnam Airlines sẽ lại âm vốn chủ như thời điểm cuối quý II.

Đa phần doanh nghiệp đã công bố báo cáo tài chính quý III vào những ngày cuối tháng 10. Tuy nhiên Vietnam Airlines và Vietjet Air xin phép hoãn công bố do gặp khó khăn trong xử lý chứng từ và tổng hợp số liệu kế toán.

Vietnam Airlines cho biết dịch COVID-19 bùng phát đợt 4 đúng vào thời gian cao điểm hè đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động hàng không. Doanh thu cung cấp dịch vụ của công ty mẹ giảm 52% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó doanh thu nội địa sụt 96,5%, quốc tế giảm 71% và doanh thu thuê chuyến (charter) mất 21%.

Lợi nhuận của nhiều công ty con cũng sa sút nên kết quả kinh doanh hợp nhất kém khả quan.

Vietnam Airlines: Lỗ quý III thấp hơn so với quý I và II, vốn chủ sở hữu tạm thời hết âm - Ảnh 5.

Số chuyến bay của hàng không Việt Nam xuống thấp kỷ lục trong tháng 7-8-9/2021.

Trong bối cảnh các chuyến bay thương mại thường lệ đã dần được nối lại từ tháng 10, Vietnam Airlines tin tưởng hoạt động hàng không sẽ từng bước ổn định và phục hồi trong thời gian tới.

Song Ngọc

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.