|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I

09:41 | 29/03/2024
Chia sẻ
Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 4,49 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 12,57 tỷ USD.

Theo báo cáo từ Tổng cục Thống kê, cán cân thương mại hàng hóa sơ bộ tháng 2 xuất siêu 1,38 tỷ USD, hai tháng xuất siêu 5,15 tỷ USD; tháng 3 ước tính xuất siêu 2,93 tỷ USD. Tính chung quý I, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 8,08 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 4,93 tỷ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 4,49 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 12,57 tỷ USD.     

Cơ quan thống kê cho biết kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 2 sơ bộ đạt 24,69 tỷ USD, thấp hơn 135 triệu USD so với số ước tính.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 3 ước đạt 34,01 tỷ USD, tăng 37,8% so với tháng trước và tăng 14,2% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung quý I, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 93,06 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước. 

Có 16 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 82,1% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 4 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD, chiếm 52,7%).

 

 

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 2 sơ bộ đạt 23,3 tỷ USD, thấp hơn 416 triệu USD so với số ước tính.

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 3 ước đạt 31,08 tỷ USD, tăng 33,4% so với tháng trước và tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung quý I, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 84,98 tỷ USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm trước.

Có 17 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 76,1% tổng kim ngạch nhập khẩu (có 2 mặt hàng nhập khẩu trên 5 tỷ USD, chiếm 40,3%). 

Trong quý I, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 26,2 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 29,4 tỷ USD.  

 

 

Anh Đào

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).