|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Việt Nam tăng cường nhập khẩu khí đốt khi giá thế giới lên cao

20:19 | 03/10/2021
Chia sẻ
Nhập khẩu khí đốt hóa lỏng trong tháng 8 đạt gần 250 nghìn tấn, giá trị 173 triệu USD, tăng 18% về lượng và tăng 25% về giá trị so với tháng 7. Đây là tháng thứ hai liên tiếp nhập khẩu khí ghi nhận mức tăng đột biến.

Những đợt gián đoạn sản xuất khí đốt tự nhiên ở Nga và Na Uy, cũng như ảnh hưởng từ siêu bão Ida khiến nguồn cung khí đốt của thế giới thiếu hụt, đẩy giá khí tăng đột biến.

Giá khí đốt tự nhiên có xu hướng tăng chóng mặt ở thị trường châu Âu rồi lan sang thị trường Mỹ, châu Á, khiến cuộc khủng hoảng thiếu năng lượng ngày càng nghiêm trọng.

Cuối tháng 9, giá khí đốt của Mỹ tăng hơn 180% so với 12 tháng trước, lên mức 5,9 USD/MMBtu, cao nhất kể từ tháng 2/2014.

Việt Nam tăng cường tích trữ khí đốt hóa lỏng khi giá thế giới lên cao - Ảnh 1.

Giá khí đốt ở Mỹ tăng 180% so với trong vòng 12 tháng qua. (Ảnh: CNN)

Một cuộc chiến tranh giành các lô hàng khí đốt tự nhiên hóa lỏng đang diễn ra. Các nước châu Á, trong đó có Việt Nam, cũng đang cố gắng gom thật nhiều khí đốt để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong mùa đông.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu khí đốt hóa lỏng trong tháng 8 đạt gần 250 nghìn tấn, giá trị 173 triệu USD, tăng 18% về lượng và tăng 25% về giá trị so với tháng 7.

Lũy kế 8 tháng đầu năm, nhập khẩu khí đốt hóa lỏng đạt 1,2 triệu tấn, trị giá 795 triệu USD, tăng 8% về lượng, tăng 49% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2020.

Việt Nam bước vào đường đua nhập khẩu khí đốt hóa lỏng, giá gas bán lẻ trong nước tăng mạnh - Ảnh 1.

Số liệu: Tổng cục Hải quan, Biểu đồ: Hoàng Anh.

Giá nhập khẩu khí đốt hóa lỏng trong tháng 8 đạt 696 USD/tấn, tăng 20% so với tháng 1. Tính chung 8 tháng đầu năm, giá khí đốt nhập khẩu đạt trung bình 609 USD/tấn, tăng 37% so với cùng kỳ năm trước.

Việt Nam bước vào đường đua nhập khẩu khí đốt hóa lỏng, giá gas bán lẻ trong nước tăng mạnh - Ảnh 2.

Số liệu: Tổng cục Hải quan, Biểu đồ: Hoàng Anh.

Trong 8 tháng đầu năm, Trung Quốc, UAE và Kuwait là 3 thị trường xuất khẩu khí đốt chính cho Việt Nam. Sản lượng từ Kuwait đạt 114 nghìn tấn, tương đương 70 triệu USD, tăng 2.046 lần về lượng, tăng 1.809 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2020, song chỉ chiếm 9% tổng kim ngạch nhập khẩu khí đốt hóa lỏng của cả nước.

Nhập khẩu từ Trung Quốc, thị trường lớn nhất trong 8 tháng đầu năm, đạt hơn 253 nghìn tấn, tương đương 163 triệu USD, giảm 4% về lượng, tăng 24% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020, chiếm gần 21% tổng kim ngạch nhập khẩu khí đốt hóa lỏng của cả nước.

Nhập khẩu khí đốt từ UAE đạt 134 nghìn tấn, tương đương 87 triệu USD, giảm 29% về lượng, tăng 12% về giá trị so với cùng kỳ năm trước, chiếm 11% tổng kim ngạch nhập khẩu khí đốt hóa lỏng của cả nước.

Việt Nam bước vào đường đua nhập khẩu khí đốt hóa lỏng, giá gas bán lẻ trong nước tăng mạnh - Ảnh 3.

Số liệu: Tổng cục Hải quan, Biểu đồ: Hoàng Anh.

Hoàng Anh

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.