|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Việt Nam sẽ là nơi DN sản xuất đồ chơi Trung Quốc 'lánh nạn' do chiến tranh thương mại?

08:30 | 06/02/2019
Chia sẻ
Với thỏa thuận ngừng chiến tranh kéo dài 90 ngày giữa Washington và Bắc Kinh hết hạn ngày 1/3 cùng một số tiến triển trong đàm phán gần đây, rất nhiều nhà sản xuất đồ chơi Trung Quốc đang đẩy nhanh nỗ lực di dời ra nước ngoài. Sự lựa chọn phổ biến nhất chính là Việt Nam, do sự gần gũi với Trung Quốc, theo một một số nguồn tin trong ngành.
viet nam se la noi dn san xuat do choi trung quoc lanh nan do chien tranh thuong mai
Nguồn: Getty Images

Việt Nam và Ấn Độ sẽ là nơi đặt chân của những nhà sản xuất đồ chơi Trung Quốc?

Các nhà sản xuất đồ chơi đang nỗ lực đa dạng hóa sản xuất bên ngoài Trung Quốc nhằm chống lại chi phí gia tăng cũng như khả năng rằng Mỹ, khách hàng lớn nhất của ngành này, sẽ áp dụng thuế quan lên hàng nhập khẩu đồ chơi.

Vicky Tong, Giám đốc của Hiệp hội Doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam, cho biết văn phòng chịu trách nhiệm ở với Quảng Đông, nơi tập trung nhiều nhà sản xuất đồ chơi nhất, ghi nhận nhiều công ty đã ghé thăm tỉnh này nhằm tìm kiếm cơ sở sản xuất mới trong năm 2018.

Jerry Gou, người lãnh đạo một công ty sản xuất đồ chơi có trụ sở tại thành phố Tô Châu ở phía nam Trung Quốc, đã nhận ra những lợi thế của việc xây dựng nhà máy bên ngoài Trung Quốc.

Tại hội chợ đồ chơi thường niên ở Hồng Kông mới đây, ông Gou đã tìm kiếm cách thu hút khách hàng quốc tế thông qua trang trí gian hàng bằng các banner quảng cáo cho nhà máy của công ty tại Việt Nam và Ấn Độ.

Sau khi Tổng thống Donald Trump đe dọa sẽ áp thuế quan 25% lên hàng hóa Trung Quốc, ông Gou tin rằng người mua sẽ ưu tiên các nhà sản xuất có thể vận chuyển đồ chơi từ bên ngoài Trung Quốc.

“Bạn chẳng bao giờ biết chuyện gì sẽ xảy ra trong tương lai đâu”, ông Gou nói. “Chúng ta cần lên kế hoạch sớm”.

Ông Gou và các nhà sản xuất đồ chơi khác có lí do để lo lắng. Trung Quốc sản xuất hơn 80% đồ chơi trên thế giới và Mỹ là khách hàng lớn nhất của họ.

Với thỏa thuận ngừng chiến tranh kéo dài 90 ngày giữa Washington và Bắc Kinh hết hạn ngày 1/3 cùng một số tiến triển trong đàm phán gần đây, rất nhiều nhà sản xuất đồ chơi Trung Quốc đang đẩy nhanh nỗ lực di dời ra nước ngoài.

Sự lựa chọn phổ biến nhất chính là Việt Nam, do sự gần gũi với Trung Quốc, theo một một số nguồn tin trong ngành.

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang thúc ép nhà sản xuất Trung Quốc chuyển sang Việt Nam”, bà Tong nói, vì hầu hết công ty trên có quan hệ kinh doanh lớn với Mỹ. Bà cho biết rằng văn phòng chịu trách nhiệm đối ở Quảng Đông đã ghi nhận chuyến ghé thăm từ 27 tập đoàn năm 2018, nhiều gấp đôi so với con số 11 năm 2017.

Các nhà máy đồ chơi và nhựa là một trong những nhà sản xuất có yêu cầu cấp bách nhất, bà Tong nói. Bà Tong nhớ lại một nhóm các nhà sản xuất Trung Quốc đã ghé thăm vào tháng 8/2018 và tặng một túi tiền mặt cho chủ nhà máy. “Họ nài nỉ, ‘Xi hãy để chúng tôi thuê nhà máy’”, bà Tong kể lại, mặc dù các nhà máy vẫn đang trong quá trình xây dựng.

Giá thuê nhà máy ở Việt Nam tăng cao

Nhu cầu tăng đột biến này đã đẩy giá đất ở Việt Nam tăng cao. Giá thuê nhà máy tại tỉnh Long An ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã tăng 20% lên 2,60 USD mỗi mét vuông chỉ trong vài tháng, bà nói.

Các nhà sản xuất Trung Quốc từ lâu đã hưởng mức thuế quan bằng 0 ở Mỹ. Trong khi chỉ một số ít đồ chơi, như xe đạp trẻ em, phải chịu mức thuế 10% mà Trump từng áp đến nay, một số khách hàng quốc tế đang kêu gọi chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc.

viet nam se la noi dn san xuat do choi trung quoc lanh nan do chien tranh thuong mai
Nguồn: Reuters

Nathan Jolly, Giám đốc bán hàng tại NGJ Trading có trụ sở tại Úc, cho biết công ty đang đàm phán với các nhà cung cấp đồ chơi Trung Quốc để thành lập nhà máy bên ngoài nước này.

“Tôi không nghĩ rằng [tranh chấp thương mại] sẽ là một vấn đề lớn, nhưng bạn nên chuẩn bị cho trường hợp xấu nhất”, ông nói. Theo đó, Mỹ là thị trường lớn nhất của NGJ Trading.

Nhiều nhà sản xuất đồ chơi Trung Quốc đã bắt đầu chuyển dần một số hoạt động sản xuất sang các địa điểm Đông Nam Á rẻ hơn vài năm trước do chi phí lao động tăng và các qui định môi trường chặt chẽ tại Trung Quốc. Tuy nhiên, lợi ích tương đối của những địa điểm này đang phai mờ dần.

“Chúng tôi nhận thấy rằng việc thuê nhân công tại Việt Nam ngày càng khó hơn”, ông Dominic Tam, Chủ tịch Dang dự của Hiệp hội Nhà Sản xuất Đồ chơi Hồng Kông, nhận định. Khi số lượng nhà máy Trung Quốc được xây dựng tại Việt Nam ngày càng tăng, lợi thế vì chi phí lao động giá rẻ thu hẹp rất nhanh.

“Trong chưa đầy 5 năm, các nhà sản xuất đã phải đối mặt với những vấn đề tương tự một lần nữa”, ông Tam nói, bổ sung thêm rằng tổng dân số Việt Nam hiện đang nhỏ hơn so với dân số của tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.

Tuy nhiên, không phải ai cũng vội vàng rời khỏi Trung Quốc. Lí do chính là thiếu nhà cung cấp địa phương ở các nước khác.

Ông Tam, người sở hữu một nhà máy đồ chơi ở Indonesia, cho biết hơn 95% vật liệu nhà máy này sử dụng được nhập khẩu từ Trung Quốc bởi nhà sản xuất địa phương không thể tạo ra những bộ phận đáp ứng tiêu chuẩn an toàn đối với đồ chơi của châu Âu và Mỹ.

“Không có quốc gia nào trên thế giới có thể tiến gần đến năng lực và hiệu quả của Trung Quốc trong sản xuất hàng hóa”, ông Richard Gottlied, CEO của Global Toy Expert có trụ sở tại New York, cho biết.

“Các công ty đồ chơi Mỹ đã có mối quan hệ lâu dài, chặt chẽ với các nhà sản xuất Trung Quốc...trong nhiều thập kỉ”, ông nói. “Họ không có mong muốn di chuyển khỏi Trung Quốc”.

Dan Hill, đối tác quản lí tại WIZPD, một công ty có trụ sở tại Mỹ chuyên giới thiệu các nhà sản xuất Trung Quốc với các thương hiệu quốc tế, cũng xem Trung Quốc là lựa chọn tốt nhất, bất chấp chi phí tăng.

“Thật tệ, nhưng tôi không thấy có bất kì lựa chọn nào khác”, ông Hill nói. “Ai sẽ xây dựng tất cả cơ sở hạ tầng chỉ trong một đêm chứ?”

Tuy nhiên, sự thay đổi trên đang gây thiệt hại cho các doanh nghiệp ở Trung Quốc.

Sẽ khó giữ giá thành và thương hiệu khi chuyển sản xuất ở nước ngoài

Kể từ khi mở cửa nền kinh tế 4 thập kỉ trước, Trung Quốc đã trở thành nhà sản xuất đồ chơi lớn nhất thế giới, nhờ vào nguồn cung lao động giá rẻ dồi dào.

Tỉnh Quảng Đông đã xây dựng một chuỗi cung ứng và cơ sở hạ tầng đặc biệt ấn tượng, và lúc cao điểm nhất, tỉnh này sản xuất hơn một nửa số đồ chơi của thế giới.

viet nam se la noi dn san xuat do choi trung quoc lanh nan do chien tranh thuong mai
Nguồn: Reuters

Tuy nhiên, khi căng thẳng thương mại với Mỹ kéo dài, các nhà sản xuất Trung Quốc từng phát triển mạnh về thương mại quốc tệ đã rút về thị trường nội địa vì thu nhập hộ gia đình tăng lên.

Li Aimin, chủ sở hữu một công ty đồ chơi có trụ sở tại Hạ Môn, đã bắt đầu phát triển robot mã hóa cho trẻ em ở Trung Quốc 5 năm trước. Thay vì chuyển sản xuất sang các nước có chi phí thấp hơn, ông đã sử dụng các nhà sản xuất ở Thâm Quyến bởi họ có thể đáp ứng yêu cầu kĩ thuật cao. Ông Li cho biết ông đang tìm hướng tăng lợi nhuận mới.

“Khi bạn có sẵn thương hiệu và tài sản trí tuệ của riêng mình, chi phí sản xuất sẽ ít đáng quan tâm hơn”, ông nói.

Ngược lại, ông Li cho biết ông có những người bạn trong ngành đã chuyển đến Việt Nam và Philipines, tuy nhiên, họ lại phải vật lộn để giữ chi phí thấp bằng cách sản xuất đồ chơi giá 1 USD mỗi ngày.

Tuy nhiên, không nhiều nhà sản xuất Trung Quốc có thương hiệu và thiết kế riêng để dựa vào. Hơn nữa, chuyển sang thị trường nội địa đồng nghĩa rằng họ phải cạnh tranh trực tiếp với các dòng đồ chơi phổ biến như Disney, vốn đã có thế mạnh ở Trung Quốc.

Paul Tong, Giám đốc điều hành tại Hong Kong Creative Fun, đang vận lộn với sự chuyển đổi này. Là một kĩ sư xây dựng, ông đã tham gia vào ngành sản xuất đồ chơi từ năm 1975 nhưng đã chuyển trọng tâm sang phát triển trò chơi khảm và giải đố dưới cái tên Mostaix năm 2004.

Tuy nhiên, sau hơn một thập kỉ, phân khúc này chỉ đóng một phần nhỏ trong doanh thu của công ty ông, vốn vẫn phụ thuộc vào việc sản xuất đồ chơi nhựa giá rẻ để xuất khẩu sang Mỹ và các thị trường phát triển khác.

“Rất khó để xây dựng thương hiệu của riêng bạn”, ông Tong nói.

Xem thêm

Trần Nam Thi