|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Doanh nghiệp sản xuất đồ chơi trẻ em Việt Nam 'than thở' về sự sống còn

21:20 | 02/06/2018
Chia sẻ
Mặc dù được nhiều người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn nhưng sản phẩm đồ chơi trẻ em xuất xứ Việt Nam và doanh nghiệp nội vẫn đang gặp nhiều khó khăn trước sức ép từ sản phẩm ngoại nhập.
doanh nghiep san xuat do choi tre em viet nam than tho ve su song con Soi doanh nghiệp làm đồ chơi trẻ em vốn triệu đô sắp lên HNX
doanh nghiep san xuat do choi tre em viet nam than tho ve su song con Đồ chơi trẻ em: Lo sợ độc hại, đồ chơi 'Made in Vietnam' được nhiều người lựa chọn

Hàng ngoại nhập chiếm nhiều ưu thế

Dạo quanh hàng loạt tuyến phố nổi tiếng về đồ chơi trẻ em tại Hà Nội như Hàng Lược, Lương Văn Can, Hàng Quạt, Tôn Thất Tùng.., người tiêu dùng không khó để nhận ra một thực tế là các sản phẩm đồ chơi nhập ngoại, đặc biệt là hàng xuất xứ Trung Quốc được bày bán tràn lan.

Theo ông Tân, chủ cửa hàng bán đồ chơi trẻ em trên phố Tôn Thất Tùng, sở dĩ đồ chơi trẻ em có nguồn gốc nhập ngoại được bày bán với số lượng lớn, thu hút người tiêu dùng từ nhiều năm nay là do những sản phẩm này có giá thành rẻ hơn so với những sản phẩm đồ chơi nội. Hơn nữa, việc mẫu mã, kiểu dáng hàng ngoại đa dạng hơn cũng là một trong những lý do khiến đồ chơi Việt đôi khi bị người tiêu dùng xếp sau hàng ngoại.

“Ví dụ anh chọn một con vịt cao su của Mỹ thì giá của nó sẽ từ 170-200 nghìn đồng/con. Nhưng nếu anh chọn hàng Trung Quốc thì chỉ 20 nghìn đồng/con. Tương tự nếu anh mua mấy đồ chơi sản xuất trong nước, giá cũng nhỉnh hơn hàng Trung Quốc ít nhất từ 1-2 lần là bình thường”, ông Tân chia sẻ.

doanh nghiep san xuat do choi tre em viet nam than tho ve su song con

Đồ chơi có nguồn gốc, xuất xứ Trung Quốc vẫn tràn ngập thị trường.

Theo tìm hiểu của PV, việc đồ chơi trẻ em nhập ngoại, đặc biệt là hàng xuất xứ Trung Quốc có phần “lấn át” hàng nội cũng vì việc buôn đồ chơi Trung Quốc mang lại một nguồn lợi lớn cho các chủ cửa hàng.

Điển hình nếu nhập hàng từ các cửa khẩu Lạng Sơn, Móng Cái, chủ hàng có thể lãi hàng chục, thậm chí hàng trăm nghìn trên một món đồ chơi. Lấy ví dụ cụ thể về điều này, anh Hán Tuyên (Phú Thọ) cho biết với sản phẩm súng nước cỡ lớn, nếu ở Hà Nội bán với giá từ 90-120 nghìn đồng/chiếc thì tại nguồn cửa khẩu, loại sản phẩm này chỉ có giá từ 30-40 nghìn đồng.

Còn theo kết quả điều tra của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Ninh Bình, trên 80% đồ chơi trẻ em lưu thông trên thị trường Ninh Bình có xuất xứ từ Trung Quốc, hầu hết được nhập từ các tỉnh biên giới phía Bắc hay ở Hà Nội, Hải Phòng. Đồ chơi trẻ em sản xuất tại Việt Nam chỉ chiếm khoảng 20%.

Cửa nào cho doanh nghiệp sản xuất đồ chơi Việt Nam?

Mặc dù trên thị trường, đồ chơi ngoại nhập vẫn đang chiếm số lượng lớn và thu hút không ít người tiêu dùng nhưng hàng Việt không phải không có chỗ đứng.

Theo khảo sát của PV, tại hệ thống các siêu thị dành cho mẹ và bé như Bibomart, Shoptretho, Kidsplaza…các sản phẩm đồ chơi trẻ em có xuất xứ từ Việt Nam được bán khá nhiều. Mẫu mã, chủng loại cũng đã phong phú nhiều hơn so với trước để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Đặc biệt, trong khoảng một năm trở lại đây, thị trường đồ chơi trẻ em ghi nhận sự bứt phá của những sản phẩm đồ chơi làm bằng gỗ thu hút sự quan tâm lớn từ người tiêu dùng. Đáng mừng hơn là những sản phẩm đồ chơi gỗ phần lớn xuất xứ từ Việt Nam đảm bảo chất liệu an toàn, dễ sử dụng.

Sau hàng loạt những bê bối liên quan đến các chất độc gây ngứa, viêm nhiễm da, thậm chí có thể gây ung thư, điển hình như chất độc phthalate – chất được dùng làm tăng độ dẻo, bền của đồ nhựa có khả năng gây biến đổi hoóc-môn, ảnh hưởng đến hệ sinh sản, gây dị tật ở cơ quan sinh dục trẻ em…, đồ chơi Trung Quốc đã bị nhiều người tiêu dùng “tẩy chay”.

Ngoài ra, đa số các loại đồ chơi Trung Quốc thường mang nhiều tính bạo lực như súng ống đạn dược, dao kiếm, hoặc đồ chơi mang tính kinh dị như các loại mặt nạ ma quái cũng đã bị các bậc phụ huynh quay lưng. Trong khi đó, các loại đồ chơi của Việt Nam như chơi xếp gỗ, các loại sách trí tuệ, có chứng nhận hợp quy (CR) được nhiều phụ huynh lựa chọn.

doanh nghiep san xuat do choi tre em viet nam than tho ve su song con
Sản phẩm Việt đang dần chiếm lĩnh lòng tin của người tiêu dùng.

Dù đang dần “chiếm lĩnh” lòng tin của người tiêu dùng, nhưng để đảm bảo sự 'sống còn' có thể cạnh tranh với hàng ngoại, nhất là với hàng Trung Quốc, theo ý kiến từ doanh nghiệp, cần phải có nhiều biện pháp thiết thực hơn để nâng cao sức mua, sức tiêu dùng đối với các sản phẩm đồ chơi trẻ em có nguồn gốc trong nước.

Theo ông Văn Đức Bảy, Phó giám đốc Công ty Nhựa Chợ Lớn, để thương hiệu đồ chơi Việt được người dùng chọn lựa nhiều hơn, các doanh nghiệp trong nước cần tăng đầu tư về khâu thiết kế, công nghệ sản xuất để thay đổi mẫu mã, nâng cao tính năng hoạt động với sản phẩm đồ chơi trẻ em. Đặc biệt, chú trọng vào những sản phẩm an toàn, có tính giáo dục và giải trí cao.

Còn ông Nguyễn Văn Minh, Giám đốc Công ty Thiết bị Đồ chơi Giáo dục Văn Minh, cho rằng, ngoài sự nỗ lực của bản thân doanh nghiệp, ngành đồ chơi Việt Nam cũng cần nhận được nhiều ưu đãi và sự hỗ trợ hơn từ Nhà nước.

“Cần nhiều sự hỗ trợ hơn nưa mới mong ngành đồ chơi Việt phát triển và cạnh tranh sòng phẳng với các đối thủ ngoại. Doanh nghiệp mong nhất là Nhà nước có những hỗ trợ về thuế, tiền thuê đất đai, lãi suất, hỗ trợ xuất nhập khẩu…”, ông Minh bày tỏ mong muốn.

Người tiêu dùng cần tỉnh táo khi chọn đồ chơi trẻ em

Theo ông Lê Đình Hiếu, Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng Hòa Bình, theo quy định, đồ chơi trẻ em lưu thông trên thị trường phải đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em.

Hàng năm, Chi cục đều có kế hoạch đi kiểm tra hoạt động kinh doanh đồ chơi trẻ em hoặc phối hợp với lực lượng chức năng tổ chức đoàn kiểm tra khi cần thiết. Qua kiểm tra chủ yếu nhắc nhở chủ cửa hàng chấp hành đúng quy định, tịch thu tiêu huỷ các mặt hàng có tính bạo lực như gươm, kiếm, súng….

Cũng theo ông Hiếu, trên thực tế, đối với hàng nhập khẩu xuất xứ từ Trung Quốc chủ yếu qua đường tiểu ngạch không rõ nguồn gốc, không có chứng nhận chất lượng nên khó xác định mức độ an toàn, nhưng với những ưu thế về giá cả, mẫu mã, phù hợp thị hiếu trẻ nhỏ nên vẫn có chỗ đứng trên thị trường.

Cùng với việc cần tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng của lực lượng chức năng, hơn hết người tiêu dùng, nhất là các bậc phụ huynh cần nâng cao nhận thức, có sự cân nhắc, lựa chọn về chất lượng và sự phù hợp khi mua đồ chơi cho trẻ, tránh mua các loại đồ chơi không có nhãn hàng hóa, nguồn gốc xuất xứ, không có thông tin cảnh báo, thành phần, đồ chơi không có dấu CR… để đảm bảo an toàn sức khoẻ cho con em mình, hạn chế thấp nhất khả năng xảy ra rủi ro.

Xem thêm

Phong Lam

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.