|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

[Infographic] Những tuyến đường đắt đỏ nhất huyện Thanh Trì, TP Hà Nội

07:45 | 23/01/2025
Chia sẻ
Theo bảng giá đất mới vừa được Hà Nội công bố, giá đất cao nhất tại huyện Thanh Trì thuộc đường Nguyễn Xiển (đoạn qua xã Tân Triều), Nghiêm Xuân Yêm (đoạn qua xã Tân Triều và đoạn từ Cầu Dậu đến hết xã Thanh Liệt) và Phạm Tu có mức cao nhất 116,9 triệu đồng/m2 (tăng 3,6 - 6,2 lần so với bảng giá đất cũ).

 

 

UBND TP Hà Nội vừa ban hành bảng giá đất điều chỉnh áp dụng từ 20/12 đến hết ngày 31/12/2025. Sau điều chỉnh, giá đất ở tại nhiều tuyến đường thuộc huyện Thanh Trì ghi nhận tăng cao.  

Cụ thể, Nguyễn Xiển (đoạn qua xã Tân Triều) có giá đất trước điều chỉnh 32 triệu đồng/m2, sau điều chỉnh 116,9 triệu đồng/m2 (tăng 3,6 lần).

Nghiêm Xuân Yêm (đoạn qua xã Tân Triều) có giá đất trước điều chỉnh hơn 18,6 triệu đồng/m2, sau điều chỉnh 116,9 triệu đồng/m2 (tăng 6,2 lần). Nghiêm Xuân Yêm (đoạn từ Cầu Dậu đến hết xã Thanh Liệt) cũng tăng từ hơn 18,6 triệu lên 116,9 triệu đồng/m2 (tăng 6,2 lần).

Đường Phạm Tu (từ giáp phường Đại Kim đến ngã tư giao cắt đường Cầu Bươu tại nút giao Phúc La - Cầu Bươu) có giá đất sau điều chỉnh 116,9 triệu đồng/m2.

Đường Ngọc Hồi thuộc thị trấn (phía đối diện đường tàu) tăng từ 25,3 triệu lên 73,3 triệu đồng/m2 (tăng 2,9 lần). Đường Ngọc Hồi thuộc thị trấn (phía đi qua đường tàu) tăng từ 25,3 triệu lên gần 54,7 triệu đồng/m2 (tăng 2,1 lần).

Đường Phan Trọng Tuệ (từ giáp đường Ngọc Hồi đến hết địa phận thị trấn Văn Điển) tăng từ 22 triệu lên 64 triệu đồng/m2 (tăng 2,9 lần).

Đường Tựu Liệt (từ giáp đường Ngọc Hồi đến hết địa phận thị trấn Văn Điển) tăng từ 22 triệu lên 64 triệu đồng/m2 (tăng 2,9 lần).

Đường Tứ Hiệp (từ giáp đường Ngọc Hồi đến hết địa phận thị trấn Văn Điển) tăng từ 22 triệu lên 64 triệu đồng/m2 (tăng 2,9 lần). 

Đường vào Bệnh viện nội tiết (từ giáp đường Ngọc Hồi đến hết thị trấn Văn Điển) tăng từ 22 triệu lên 64 triệu đồng/m2 (tăng 2,9 lần). 

Quốc lộ 1B Pháp Vân - Cầu Giẽ đoạn địa phận huyện Thanh Trì tăng từ 22 triệu lên 64 triệu đồng/m2 (tăng 2,9 lần). 

Đường Kim Giang (từ giáp quận Hoàng Mai đến giáp đường Cầu Bươu) tăng từ 18,6 triệu lên 64 triệu đồng/m2 (tăng 3,4 lần).

Đường Ngọc Hồi – quốc lộ (từ giáp xã Tứ Hiệp đến Cầu Ngọc Hồi) phía đối diện đường tàu: Trước điều chỉnh gần 15,2 triệu đồng/m2, sau điều chỉnh 44 triệu đồng/m2 (tăng 2,9 lần).

Đường Ngọc Hồi – quốc lộ (từ giáp xã Tứ Hiệp đến Cầu Ngọc Hồi) phía đi qua đường tàu: Trước điều chỉnh 13,3 triệu đồng/m2, sau điều chỉnh gần 38,7 triệu đồng/m2 (tăng 2,9 lần).

Quốc lộ 1B Pháp Vân - Cầu Giẽ đoạn địa phận huyện Thanh Trì: Trước điều chỉnh gần 10,6 triệu đồng/m2, sau điều chỉnh gần 31,7 triệu đồng/m2 (tăng 2,9 lần).

Giá đất thấp nhất theo bảng giá đất mới tại huyện Thanh Trì thuộc về các tuyến đường địa phương, dao động trong khoảng gần 12 - 30 triệu đồng/m2. Đơn cử, đường liên xã Yên Mỹ - Duyên Hà - Vạn Phúc có giá gần 12 triệu đồng/m2; đường Đại Hưng, đường Đại Thanh (đoạn qua xã Tả Thanh Oai – Vĩnh Quỳnh – Đại Áng); đường từ đường Ngọc Hồi đến đường Vĩnh Quỳnh - Đại Áng... có giá 13 triệu đồng/m2.

Nội dung: Công Tâm - Đồ họa: Alex Chu

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.