|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Việt Nam sắp có đối thủ mới về gạo ở Trung Quốc?

08:00 | 15/11/2017
Chia sẻ
Xuất khẩu gạo Campuchia sang Trung Quốc rất khởi sắc trong 8 tháng đầu năm nay, và dự kiến sẽ tăng mạnh hơn nữa trong năm tới khi chính phủ hai nước này vừa ký kết hai biên bản ghi nhớ nhằm thúc đẩy xuất khẩu gạo Campuchia sang thị trường Trung Quốc.

Theo số liệu từ Bộ Công Thương, Campuchia hiện là nước cung gạo lớn thứ 4 cho thị trường Trung Quốc, sau Việt Nam, Thái Lan và Pakistan.

Thị phần gạo Việt Nam hiện vẫn lớn hơn rất nhiều so với thị phần của gạo Campuchia tại thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc lại đang xu hướng tăng mạnh nhập khẩu gạo chất lượng cao từ Campuchia dù giá cao.

Trung Quốc xu hướng tăng mạnh nhập khẩu gạo Campuchia

campuchia se la mot trong hai doi thu lon cua viet nam ve gao o trung quoc

Trong 8 tháng đầu năm nay, Trung Quốc lại có xu hướng giảm mạnh nhập khẩu gạo Pakistan, mà thay vào đó tăng cường nhập khẩu gạo Campuchia. Cụ thể, trong 8 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo Campuchia sang Trung Quốc tăng tới 72,9% về lượng và tăng 43,4% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Campuchia là một trong ba quốc gia có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc nhanh nhất trong 8 tháng đầu năm nay. Trong khi đó, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc chỉ tăng 37,2% về lượng và 36% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Trung Quốc tăng nhập gạo Campuchia dù giá hiện đang cao hơn nhiều so với 7 quốc gia còn lại đang cung cấp gạo cho thị trường Trung Quốc. Giá gạo Campuchia xuất sang thị trường Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm nay là 514 USD/tấn, cao hơn tới 60 USD/tấn so với giá gạo Việt Nam trong cùng kỳ.

Cũng theo số liệu mới nhất từ chính phủ Campuchia, xuất khẩu gạo của nước này sang Trung Quốc đạt 142.768 tấn kể từ đầu năm đến nay, tăng 59% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm gần 1/3 tổng xuất khẩu gạo cả nước tính đến cùng kỳ năm 2017.

Campuchia dự báo tổng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc trong năm 2017 đạt 200.000 tấn, và kỳ vọng con số này sẽ tăng 50% trong năm 2018.

Thách thức lớn của ngành lúa gạo Campuchia

Tuy nhiên, theo ông Mey Kalyan, Cố vấn cấp cao của Ủy ban Kinh tế Quốc gia tối cao, ngành lúa gạo Campuchia đang rất cần cải thiện hệ thống hạ tầng để phát triển trong dài hạn.

Ông Song Saran, CEO Công ty Amru Rice, dẫn số liệu cho biết, trong khi nhu cầu tiêu thụ lúa gạo nội địa chưa được đáp ứng thì mỗi năm Campuchia phải xuất khoảng 4 triệu tấn lúa ra nước ngoài trong thời kỳ thu hoạch vì hệ thống kho trữ trong nước quá tải.

“Có đủ hạ tầng về kho trữ sẽ giúp Campuchia ngăn chặn xu hướng này, đặc biệt là đối với gạo thơm. Theo đó, an ninh lương thực mới được đảm bảo, đặc biệt trong thời kỳ xảy ra thiên tai,” ông nói.

campuchia se la mot trong hai doi thu lon cua viet nam ve gao o trung quoc
Chính phủ Campuchia vừa ký kết hai biên bản ghi nhớ (MoU) với ba tổ chức lớn trực thuộc nhà nước của Trung Quốc nhằm hỗ hỗ trợ ngành lúa gạo nước này. (Ảnh: Khmer Times)

Trung Quốc và Campuchia ký kết thỏa thuận hỗ trợ ngành gạo

Đây có thể được xem là một thuận lợi lớn đối với ngành lúa gạo Campuchia trong cuộc chiến giành thị phần tại Trung Quốc.

Chính phủ Campuchia vừa ký kết hai biên bản ghi nhớ (MoU) với ba tổ chức lớn trực thuộc nhà nước của Trung Quốc, trang Phnompenh Post trích thông cáo báo chí từ Bộ Tài chính và Kinh tế Campuchia cho biết. Ba tổ chức này gồm Ngân hàng Xuất – Nhập khẩu Trung Quốc, Tập đoàn tài chính CITIC và Tập đoàn Hợp tác Kinh tế và Kỹ thuật quốc tế Henan Yuguang.

MoU thứ nhất đề cập đến thỏa thuận giữa chính phủ hai nước nhằm tăng cường mở cửa thị trường, thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu gạo của Campuchia sang Trung Quốc. MoU thức hai cung cấp các biện pháp hỗ trợ kỹ thuật giúp Campuchia cải thiện hạ tầng kho dự trữ gạo.

“Kế hoạch này vừa giúp Campuchia giải quyết các thách thức mà ngành lúa gạo đang gặp phải khi hướng tới một tương lai phát triển bền vững trong dài hạn; vừa nhằm giải quyết các vấn đề một cách có hệ thống và toàn diện,” Bộ Tài chính và Kinh tế Campuchia nhận định trong thông cáo báo chí.

Để hiện thực hóa kế hoạch này, chính phủ Campuchia sẽ xin vay ưu đãi từ Trung Quốc trong thời gian tới. Ông Kao Thach, CEO của Ngân hàng Phát triển Nông thôn Campuchia trả lời trang Khmer Times cho biết, hai MoU này là một phần của chương trình hỗ trợ cho vay 300 triệu USD của Trung Quốc đối với nước này.

Nếu thành công, Campuchia sẽ có thêm 15 kho trữ gạo tại 11 tỉnh, với sức chứa lên tới gần một triệu tấn.

“Trung Quốc là thị trường tiêu thụ tiềm năng đối với nhiều sản phẩm của Campuchia, từ gạo cho tới các nông sản khác. Ngay bây giờ, chúng ta có thể xây dựng thương hiệu Campuchia tại thị trường Trung Quốc thông qua sản phẩm gạo, từ đó mở đường cho các nông sảm khác của chúng ta qua nước này,” ông Saran nói.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Thanh Tùng

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.