|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Việt Nam ngày càng tăng nhập khẩu nông sản

11:05 | 12/09/2017
Chia sẻ
Giá trị nhập khẩu nông sản 8 tháng đầu năm tăng 106,2% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 1,2% trong tháng 8 lên 973 triệu USD.
viet nam ngay cang xu huong tang nhap khau nong san
Khối lượng nhập khẩu nông sản tháng 8 đạt 1.417.515 tấn. Tổng hợp: Lyly

Theo Tổng cục Hải quan, ngô là nông phẩm có khối lượng nhập khẩu nhiều nhất trong tháng 8 với 591.190 tấn, nhưng nông phẩm có giá trị nhập khẩu nhiều nhất là hạt điều với 345 triệu USD.

Tổng giá trị nhập khẩu trong 8 tháng đầu năm đạt 7,09 tỷ USD, tăng 106,2% so với cùng kỳ năm 2016. Cụ thể, hạt điều có giá trị nhập khẩu lớn nhất với 2,06 tỷ USD, theo sau là bông với 1,63 tỷ USD.

Trước đó, báo cáo từ Bộ Nông nghiệp và PTNT cho thấy giá trị nhập khẩu một số mặt hàng nông sản chính trong 7 tháng đầu năm tăng 8,1% so với cùng kỳ năm ngoái đạt 8,03 tỷ USD.

Như vậy, có thể thấy xu hướng nhập khẩu nông sản của Việt Nam ngày càng gia tăng.

Ở chiều ngược lại, giá trị xuất khẩu nông sản trong 8 tháng đầu năm cũng tăng 21,1% lên 9,83 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2016. Tính riêng tháng 8, giá trị xuất khẩu tăng 5,68% đạt 1,39 tỷ USD.

viet nam ngay cang xu huong tang nhap khau nong san
Khối lượng xuất khẩu nông sản trong tháng 8 đạt 1.281.183 tấn. Tổng hợp: Lyly

Trong đó, gạo là nông phẩm có giá khối lượng và giá trị xuất khẩu lớn nhất, với 657.753 tấn tương đương 290 triệu USD. Theo sau là cao su với 171.621 tấn và 260 triệu USD. Chè là nông phẩm có khối lượng và giá trị xuất khẩu ít nhất, đạt 13.899 tấn tương đương 20 triệu USD.

Ngoài ra, xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 10,04%, tương đương 130 triệu USD. Nông phẩm được những doanh nghiệp này xuất khẩu chủ yếu gồm cà phê, hạt tiêu, và cao su.

Lyly Cao

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.