|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Việc cắt giảm sản lượng khai thác của OPEC là hoàn toàn sai lầm?

07:24 | 28/02/2017
Chia sẻ
Theo ông Dieter Helm - chuyên gia chính sách năng lượng đến từ đại học Oxford nhận định dường như các nước xuất khẩu dầu khí thuộc OPEC và ngoài OPEC đang đi sai đường khi cố gắng khắc phục "cơn lũ" dầu thô bằng việc cắt giảm sản lượng khai thác.
viec cat giam san luong khai thac cua opec la hoan toan sai lam
Ảnh minh họa

Phát biểu tại Tuần lễ Dầu khí London tuần trước, ông Dieter Helm khẳng định rằng thực tế lịch sử đã chứng minh việc làm này chỉ khiến giá dầu đi xuống. Điều này đồng nghĩa với việc thay vì cắt giảm sản lượng, các nước xuất khẩu dầu khí thuộc OPEC và ngoài OPEC nên tăng cường khai thác.

"Đối với những công ty khai thác dầu khí nhà nước thuộc khu vực Trung Đông hay bất kỳ khu vực nào trên thế giới thì việc tăng sản lượng sẽ là sáng kiến khá hay tại thời điểm này bởi vì sớm muộn gì họ sẽ cần tiền để khởi động các dự án khác. Tuy nhiên, điều này lại trái ngược hoàn toàn với tình hình hiện tại".

Năm ngoái, các nước thành viên OPEC cùng với 11 nước ngoài OPEC đã đồng ý cắt giảm sản lượng khai thác dầu nhằm cân bằng lượng dầu cung cấp trên thị trường. Đây là lần đầu tiên trong vòng 8 năm OPEC đồng ý cắt giảm lượng khai thác và đã có tín hiệu tích cực khi tổ chức này đạt được 90% thỏa thuận.

Thỏa thuận này nhanh chóng đã đẩy giá dầu lên 20% trong vài tháng trở lại đây kể từ khi chính thức có hiệu lực.

Tuy nhiên, Helm cho rằng nếu như OPEC không hành động thì giá dầu sẽ còn tiếp tục giảm. Điều đó có nghĩa là giá dầu hôm nay sẽ cao hơn giá dầu hôm sau. Do vậy, không có lý do nào mà không tích cực tăng cường sản lượng khai thác nếu không càng để lâu dài về sau thì các công ty thu càng ít lợi nhuận.

Một câu hỏi lớn được đặt ra là liệu rằng giá dầu có tăng trong năm tới? Đại biểu tại cuộc họp Tuần lễ Dầu khí London lạc quan vào giá dầu tương lai vẫn giữ ở mức 55 USD/thùng hoặc cao hơn. Thế nhưng, theo ông Helm cho biết dựa vào dữ liệu chính thức trong lịch sử thì triển vọng giá dầu lại hoàn toàn khác.

"Tôi cho rằng mức giá cao nhất trong vòng một thập kỷ tới chỉ đạt khoảng 50 USD/thùng do giá dầu đang từ từ hạ nhiệt giống hệt như 100 năm trước".

Ông còn cho rằng không có mối liên quan trực tiếp nào giữa nhu cầu dầu thô trên thị trường và việc giá dầu tăng trong thời gian gần đây.

Theo biểu đồ giá dầu của BP trong giai đoạn 1870-1970 cho thấy mức giá được điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát sau đó từ từ giảm xuống xuống trong suốt một thế kỷ, trước thời điểm bất ổn chính trị ở Trung Đông. Đến năm 2011, giá dầu bỗng chốc đảo ngược lên mức cao kỷ lục 100 USD/thùng.

Giá dầu tăng kích thích các quốc gia tăng cường sản lượng khai thác, đặc biệt là Mỹ đã tạo nên một trận lũ dầu thô trên thị trường khiến giá dầu đột nhiên lao dốc thảm hại, chạm đáy ở mức 27 USD/thùng vào tháng 2/2016.

Ông Helm dự báo việc OPEC tạo ra một "chiếc đập" ngăn chặn cơn lũ dầu thô bằng cách ký thỏa thuận cắt giảm không phải là phương án hiệu quả và sẽ nhanh chóng bị thất bại.

Trái với những nhận định của ông Dieter Helm, nhiều chuyên gia lạc quan về giá dầu tương lai. Citigroup dự báo giá dầu sẽ chạm mức 70 USD vào cuối năm nay. Trong khi chuyên viên cao cấp đến từ tập đoàn PRICE Futures Group, ông Phil Flynn tự tin rằng giá dầu WTI sẽ đạt 73 USD/thùng và 71 USD/thùng đối với dầu Brent.

Đức Quỳnh