|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Vì sao doanh thu bán hàng dệt may Việt Nam cao nhưng lợi nhuận vẫn thấp?

21:00 | 21/11/2018
Chia sẻ
Theo Tiến sỹ Trần Văn Ái, ngành dệt may Việt Nam có lợi nhuận thấp dù doanh thu từ bán hàng cao chủ yếu vì 7 yếu tố, từ nguyên liệu đầu vào cho tới công nghệ và cải tiến. 
vi sao doanh thu ban hang det may viet nam cao nhung loi nhuan van thap Việt Nam hướng đến xây dựng ngành dệt may bền vững

Chia sẻ tại Hội thảo “Nghiên cứu Chiến lược Cạnh tranh Hiệu quả của các công ty may Việt Nam”, Tiến sỹ Trần Văn Ái, Phó Chủ tịch Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, cho biết nguyên nhân khiến ngành dệt may có lợi nhuận thấp là ở phương thức xuất khẩu.

Ông Ái cho hay, 70% doanh nghiệp dệt may của Việt Nam đang áp dụng phương thức xuất khẩu CMT (Cutting – Making – Trimming). Đây là phương thức xuất khẩu đơn giản nhất của ngành dệt may và mang lại giá trị gia tăng thấp nhất. Một doanh nghiệp dệt may chỉ hưởng lợi được 1 – 2% trong toàn chuỗi giá trị.

vi sao doanh thu ban hang det may viet nam cao nhung loi nhuan van thap

Trong khi đó, 20% doanh nghiệp Việt Nam sử dụng phương thức xuất khẩu OEM (Original Equipment Manufacturing) với lợi nhuận mang về là 4 – 10%.

ODM (Original Design Manufacturing) và OBM (Original Brand Manufacturing) là hai phương thức mang lại lợi nhuận cao nhất nhưng lại được rất ít doanh nghiệp dệt may Việt Nam áp dụng, lần lượt chỉ chiếm 9% và 1%. Phương thức ODM có thể mang về cho doanh nghiệp mức lợi nhuận 25 – 30% và OBM là 100%.

Mặt khác, Việt Nam chưa chủ động được nguyên liệu đầu vào. Ông Ái dẫn số liệu từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 80% nguyên liệu thô đầu vào trong năm 2013. Hơn nữa, nhiều doanh nghiệp phát sinh thêm chi phí về nhân công do thiếu đội ngũ thiết kế, công nhân kém tay nghề và không đầu tư áp dụng công nghệ trong dây cuyền sản xuất.

Việc không chú trọng cải tiến sản xuất cũng khiến công suất sản xuất của ngành dệt may Việt Nam chưa đủ lớn.

Ông Ái cho biết, đến năm 2017, Việt Nam có 7.000 công ty dệt may, thu hút hơn 3 triệu lao động. Ngành dệt may đóng góp 18% trong tổng GDP của Việt Nam năm 2017, tương đương khoảng 31,1 tỷ USD. Hàng dệt may của Việt Nam hiện có mặt ở hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Các phương thức xuất khẩu của ngành dệt may CMT: Khi hợp tác theo phương thức này, người mua cung cấp cho doanh nghiệp gia công toàn bộ đầu vào để sản xuất sản phẩm bao gồm nguyên liệu, vận chuyển, mẫu thiết kế và các yêu cầu cụ thể. Các nhà sản xuất chỉ thực hiện việc cắt, may và hoàn thiện sản phẩm. OEM: Các doanh nghiệp chủ động tham gia vào quá trình sản xuất, từ việc mua nguyên liệu đến cho ra sản phẩm cuối cùng. ODM: Đây là phương thức sản xuất xuất khẩu bao gồm khâu thiết kế và cả quá trình sản xuất từ thu mua vải và nguyên phụ liệu, cắt, may, hoàn tất, đóng gói và vận chuyển. OBM: Các hãng sản xuất tự thiết kế và ký các hợp đồng cung cấp hàng hóa trong và ngoài nước cho thương hiệu riêng của mình.

Phan Vũ