Vì chiến tranh thương mại, các ngân hàng toàn cầu nhắm tới giới start-up công nghệ châu Á
TPHCM: Start-up công nghệ khó tìm đầu ra | |
'Start-up công nghệ phải lọt nhóm 3 công ty dẫn đầu mới có thể sống sót' |
Các hoạt động giao dịch ngân hàng thường nhật – bao gồm những dịch vụ liên quan tới các nhu cầu hoạt động của các công ty như tài trợ thương mại hay quản lý tiền mặt - là nguồn doanh thu ổn định mà không đòi hỏi số vốn lớn đối với các ngân hàng ở châu Á - khu vực thương mại lớn nhất trên thế giới.
Dù cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung chưa gây ra tác động mạnh đối với việc kinh doanh , một phần nhờ thỏa thuận tạm thời giữa hai nước về hoãn thực hiện kế hoạch tăng thuế từ ngày 1/1/2019, giới phân tích nhận định những căng thẳng đã phủ bóng đen lên triển vọng phát triển của các nền kinh tế châu Á và thương mại hàng hóa, đồng thời khiến cho lĩnh vực dịch vụ trở nên hấp dẫn hơn.
Citi là một trong những tập đoàn ngân hàng toàn cầu ưu tiên hoạt động cung cấp dịch vụ cho các start-up công nghệ mới nổi ở châu Á. Ảnh: Ảnh: varchev.com |
Theo giới quản lý cấp cao của các ngân hàng và các chuyên gia , mục tiêu mà các ngân hàng nhắm đến là các công ty thương mại điện tử, các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán di động và dịch vụ gọi xe, từ Ant Financial của Trung Quốc và Grab ở Đông Nam Á tới PayTM and Flipkart ở Ấn Độ.
Rajesh Mehta, Giám đốc phụ trách các giải pháp thương mại và nguồn quỹ của tập đoàn City ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cho biết kinh doanh tài chính thương mại tiêu chuẩn đã trở thành một loại hàng hóa, và châu Á đang chứng kiến tốc độ số hóa tiền mặt diễn ra nhanh và các nhu cầu tăng dần đối với cơ sở hạ tầng cho giao dịch theo thời gian thực.
“Quản lý tiền mặt của các công ty thương mại điện tử với chuỗi phân phối trải dài trong khu vực đang là cơ hội tốt, bởi các công ty này phát triển và mạng lưới chuỗi cung ứng của họ trở nên lớn hơn và phức tạp hơn”, Mehta phát biểu.
Doanh thu của Citi từ các khách hàng trong lĩnh vực công nghệ, bao gồm các các công ty thương mại điện tử, cho tới thời điểm này của năm nay tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái, so với mức tăng 17% của năm 2017, biến nó thành mảng tăng trưởng mạnh nhất trong mảng giải pháp thương mại và tài chính của chi nhánh của City tại châu Á - Thái Bình Dương.
Những start-up công nghệ lớn như Grab trở thành mục tiêu mà nhiều ngân hàng toàn cầu muốn chinh phục. Ảnh: msn.com |
Các nhà lãnh đạo ngành ngân hàng cho rằng tăng trưởng trong phân khúc khách hàng công nghệ có thể sẽ gia tăng nhờ các giao dịch nền tảng kỹ thuật số ở châu Á và các công ty công nghệ mở rộng hoạt động ở nước ngoài, nhờ đó hạn chế tác động từ cuộc chiến thương mại.
Theo công ty tư vấn Accenture, thị trường thương mại số ở châu Á - Thái Bình Dương dự kiến tăng gấp đôi, đạt con số hơn 1.100 nghìn tỷ USD vào năm 2022, chiếm gần 2/3 giá trị thương mại điện tử trên toàn cầu.
"Bài toán lớn là làm thế nào người ta có thể thống trị nền kinh tế dịch vụ trong tương lai ,một chiến trường khổng lồ. Những cuộc chiến thương mại này đều liên quan nền kinh tế hàng hóa", ông Mohit Mehrotra, nhà lãnh đạo tư vấn chiến lược của tập đoàn Deloitte tại Châu Á Thái Bình Dương, nhận định.
Xem thêm |
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/