|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Quốc tế

Vấn đề của người tiêu dùng ngày nay: Nguồn cung cà phê chủ yếu chỉ đến từ hai quốc gia

19:03 | 01/09/2024
Chia sẻ
Khoảng 40 quốc gia trên thế giới trồng cà phê, nhưng hơn một nửa sản lượng toàn cầu chỉ đến từ hai nước là Brazil và Việt Nam.

 

Thu hoạch hạt cà phê tại Brazil. (Ảnh: Bloomberg).

phê từ Peru, Thái Lan và các nhà sản xuất nhỏ khác từng là vật phẩm xa xỉ đối với những người chuộng loại đồ uống này.

Giờ đây, trong bối cảnh Trái đất ngày càng nóng lên, chúng có thể là chìa khoá cho tương lai ngành công nghiệp cà phê, Bloomberg cho hay.

Khoảng 40 quốc gia trên thế giới trồng cà phê, nhưng hơn một nửa sản lượng toàn cầu từ lâu chỉ đến từ hai nước: Brazil và Việt Nam. Khi thời tiết cực đoan gây ảnh hưởng đến hai quốc gia này, giá cà phê tăng vọt.

Xu hướng trên đang tạo động lực mới cho các khoản đầu tư vào ngành công nghiệp cà phê ở nhiều quốc gia, từ Cuba đến Rwanda. Thị trường thì đã có sẵn vì người tiêu dùng đang muốn tìm kiếm nguồn cung cà phê từ nhiều nơi khác.

Trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg, ông Andrea Illy, CEO của Illycaffe, cho biết: “Tình hình rất cấp bách, năm 2024 đã chứng minh rằng chúng ta không nên đánh giá thấp tác động của biến đổi khí hậu. Nó đang bắt đầu thay đổi thị trường”.

Công ty do gia đình ông Illy điều hành - được thành lập vào năm 1933 - vừa quay trở lại khu vực miền đông và nam châu Phi để mua cà phê. Họ cũng đẩy mạnh tìm kiếm nguồn cung khác bên ngoài thị trường Brazil và Việt Nam.

Hồi tháng 5, công ty kinh doanh cà phê Volcafe đã huy động được 60 triệu USD để thúc đẩy hoạt động tại Đông Phi. Starbucks cấp cây giống và đầu tư dưới dạng khoản vay cho các nhà sản xuất ở Peru, Rwanda và Tanzania.

Công ty rang xay cà phê châu Âu Lavazza đang triển khai một dự án kéo dài 20 năm để phục hồi ngành công nghiệp cà phê của Cuba. Lĩnh vực này đã suy yếu đáng kể sau cuộc cách mạng Cuba vào những năm 1950.

Nespresso của gã khổng lồ Nestle thì công bố khoản đầu tư 20 triệu USD vào ngành công nghiệp cà phê của Cộng hoà Dân chủ Congo vào đầu năm nay.

Trong 5 năm qua, công ty này còn chi khoảng 60 triệu franc Thuỵ Sỹ (tương đương 71 triệu USD) cho chương trình Reviving Origins (khôi phục nguồn gốc cà phê). Mục tiêu là phục hồi ngành cà phê tại Uganda, Zimbabwe và Cuba.

Một phát ngôn viên của Nespresso cho hay: “Bảo tồn sản phẩm cà phê hảo hạng khỏi những hoàn cảnh bất lợi như xung đột, thảm hoạ kinh tế hoặc môi trường và đảm bảo tương lai cho người nông dân là một phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh của chúng tôi”.

 

Tuy nhiên, trong ngắn hạn, động thái của các công ty nói trên khó có thể giúp giảm giá cà phê trên toàn cầu. Theo Bloomberg, các nhà sản xuất nhỏ hơn không có quy mô kinh tế như Brazil và Việt Nam. Hiệu quả sản xuất và mức giá thấp của hai nước là lý do khiến ngành công nghiệp cà phê phụ thuộc nhiều vào họ.

Song, theo ông Peter Radosevich, Giám đốc bán hàng của nhà nhập khẩu Royal Coffee, người tiêu dùng ngày nay sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm cà phê cao cấp, có nguồn gốc từ những nước nhỏ hơn.

Kể từ đại dịch COVID-19, người uống đã “sành sỏi và đòi hỏi chất lượng cao hơn”, cũng như quan tâm hơn đến sự đa dạng và khả năng truy xuất nguồn gốc cà phê, ông Radosevich nói thêm.

Các nhà sản xuất nhỏ từ lâu đã gắn liền với cà phê “đặc sản”, những sản phẩm đạt điểm cao nhất về hương vị lẫn dư vị.

Một số nhà cung ứng nhỏ đang được hưởng lợi. Ví dụ, Honduras gần đây đã tăng sản lượng cà phê, dù người nông dân phải chấp nhận biên lợi nhuận hẹp do chi phí sản xuất tăng lên.

Praewa Boonyawan, một nhà sản xuất cà phê ở miền bắc Thái Lan, cho biết những quốc gia này vẫn chỉ là một mắt xích nhỏ trong nguồn cung của thế giới, nhưng sản lượng đang tên lên.

“Chắc chắn là nhu cầu từ phía người tiêu dùng đang lớn dần”, Praewa Boonyawan nhấn mạnh trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg.

Khả Nhân