Ưu điểm vượt trội của vắc xin COVID-19 Pfizer sắp về Việt Nam 31 triệu liều
Vắc xin Pfizer/BioNTech vẫn có hiệu quả cao sau 6 tháng
Công ty Pfizer (Mỹ) và Công ty BioNTech (Đức) hôm 1/4 cho biết vắc xin COVID-19 do hai công ty phát triển có hiệu quả ngăn ngừa bệnh khoảng 91%, sau khi đánh giá dữ liệu thử nghiệm trên những người tham gia đã tiêm vắc xin được tới 6 tháng, theo CNBC.
Vắc xin Pfizer/BioNTech có nhiều tên gọi như Comirnaty, Tozinameran hay BNT162b2; gồm hai liều tiêm, mỗi mũi cách nhau ba tuần. Đây là loại vắc xin COVID-19 đầu tiên trên thế giới được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phê duyệt để sử dụng khẩn cấp vào ngày 1/1 và Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép sử dụng khẩn cấp ngày 11/12/2020.
Loại vắc xin này cũng đạt hiệu quả 100% trong việc ngăn ngừa COVID-19 trên những người tham gia thử nghiệm ở Nam Phi, nơi một biến thể mới của SARS-CoV-2 mang tên B1351 đang chiếm ưu thế, mặc dù số lượng người tham gia tương đối nhỏ (800 người). Trong khi tỷ lệ hiệu quả tổng thể là 91,3%.
Giám đốc điều hành của Pfizer, ông Albert Bourla cho biết kết quả được đưa ra trên cơ sở đánh giá dữ liệu của hơn 12.000 người đã tiêm chủng đầy đủ được ít nhất 6 tháng.
Vắc xin Pfizer/BioNTech hiệu quả với các biến thể
"Dữ liệu thử nghiệm cung cấp kết quả lâm sàng ban đầu cho thấy vắc xin có thể chống lại hiệu quả các biến thể đang lưu hành, một yếu tố quan trọng để đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng và chấm dứt đại dịch này cho toàn cầu.", Ugur Sahin, giám đốc điều hành của BioNTech, cho biết trong bối cảnh các chuyên gia lo ngại các biến thể mới của COVID-19 từ Nam Phi và Brazil có thể kháng lại các loại vắc xin và phương pháp điều trị hiện có.
Cũng trong tháng 4, ông Ugur Sahin khẳng định vắc xin Pfizer/BioNTech có hiệu quả với biến thể của virus SARS-CoV-2 được phát hiện đầu tiên tại Ấn Độ.
Qua các nghiên cứu gần đây, BioNTech thông báo vắc xin của hãng có hiệu quả cao trong việc bảo vệ người được tiêm chủng trước hai biến thể nguy hiểm của SARS-CoV-2 lần đầu tiên được phát hiện ở Anh và Nam Phi - B .1.1.7 và B.1.351. Những nghiên cứu trước đó cũng đã chỉ ra rằng tiêm vắc xin này cũng có thể vô hiệu hóa chủng virus P1 có khả năng lây nhiễm cao được xác định lần đầu ở Brazil.
Al Jazeera đưa tin, hôm 10/5, BioNTech nhấn mạnh rằng hiện không có bằng chứng nào cho thấy vắc xin COVID-19 của hai hãng cần phải điều chỉnh để tăng hiệu quả phòng ngừa các biến chủng mới đang lây lan. Tuy nhiên, hãng dược của Đức cũng cho biết hãng đã dự phòng các tình huống, các chuyên gia đã bắt đầu thử nghiệm "một phiên bản bổ sung của vắc xin Pfizer/BioNTech để chống lại biến thể mới đặc biệt" từ tháng 3.
Ngoài ra, các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu, đánh giá về tác động của mũi vắc xin thứ ba trong việc kéo dài khả năng miễn dịch và bảo vệ cơ thể con người trước các biến thể mới.
Vắc xin BioNTech/Pfizer là vắc xin đầu tiên được sử dụng rộng rãi để phòng chống COVID-19, sau khi được cấp phép nhanh chóng ở một số quốc gia phương Tây. Kể từ đó, loại vắc xin này đã được triển khai ở hàng chục quốc gia trên toàn thế giới, với đơn đặt hàng khoảng 1,8 tỷ liều đã được ký cho năm nay.
Giống như vắc xin COVID-19 đối thủ do Moderna sản xuất, vắc xin Pfizer/BioNTech sử dụng công nghệ mRNA để điều khiển hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công virus SARS-CoV-2. Các nhà sản xuất kỳ vọng tăng sản lượng vắc xin lên tới 3 tỷ liều đến cuối năm nay.
Vắc xin COVID-19 đầu tiên được sử dụng cho trẻ em tại Mỹ
Vắc xin Pfizer/BioNTech có hiệu quả 100% trong việc ngăn ngừa bệnh nặng theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC).
Về tác dụng phụ, các công ty cho biết không có vấn đề nghiêm trọng nào được quan sát ở những người tham gia thử nghiệm lên đến 6 tháng sau khi tiêm liều vắc xin thứ hai. Các hãng dược cho biết thêm rằng mức độ hiệu quả của vắc xin là như nhau không phân biệt tuổi tác, chủng tộc, giới tính hoặc dân tộc và giữa những người tham gia với nhiều tình trạng sức khoẻ khác nhau.
Dựa trên một dữ liệu riêng biệt cho thấy vắc xin an toàn và hiệu quả ở trẻ từ 12 - 15 tuổi, mở đường cho việc chấp thuận sử dụng vắc xin ở nhóm tuổi này ở Mỹ và Châu Âu.
Từ ngày 13/5, các nhà quản lý Mỹ đã cho phép sử dụng vắc xin của Pfizer/BioNTech cho trẻ em 12 - 15 tuổi. Đây là loại vắc xin COVID-19 đầu tiên ở Mỹ được phép sử dụng cho nhóm tuổi này. Còn vắc xin COVID-19 của Moderna và Johnson & Johnson vẫn chỉ được phép sử dụng cho những người từ 18 tuổi trở lên.
Vắc xin Pfizer có thể bảo quản trong tủ lạnh một tháng
Theo Reuters đưa tin, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) mới đây đã cho phép bảo quan các lọ vắc xin Pfizer/BioNTech đã rã đông, chưa mở nắp trong tủ lạnh ở 2 - 8 độ C trong tối đa một tháng thay vì tối đa 5 ngày như quy định trước đó.
Peter Marks, Giám đốc Trung tâm đánh giá sinh học và nghiên cứu của FDA cho biết, sự thay đổi này cho phép vắc xin Pfizer/BioNTech được phổ biến rộng rãi hơn nhờ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà cung cấp vắc xin tiếp nhận, lưu trữ và quản lý.
Sự thay đổi này còn đặc biệt quan trọng đối với các cơ sở toàn cầu và vùng sâu vùng xa, nơi có cơ sở hạ tầng vận chuyển, lưu trữ kém.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/