Uniqlo muốn robot hóa toàn bộ hệ thống sản xuất
Một góc kho của Uniqlo. Nguồn ảnh: Nikkei Asean Review
Hãng thời trang nổi tiếng Nhật Bản Uniqlo, đang hợp tác với 2 công ty khởi nghiệp robot để tự động hóa các khâu cuối cùng trong kho vẫn do công nhân thực hiện. Đây là một quá trình mà công ty hy vọng sẽ hoàn thành trong vòng 5 năm.
Fast Retailing (công ty mẹ của Uniqlo), nhà bán lẻ thời trang lớn thứ hai thế giới, đã hợp tác với công ty robot Nhật Bản Mujin Electronics và công ty khởi nghiệp của Pháp Exotec Solutions để giúp tăng cường tự động hóa trong quá trình chọn và vận chuyển.
Giám đốc điều hành Fast Retailing, ông Tadashi Yanai cho biết, công ty sẽ tận dụng công nghệ của các công ty khởi nghiệp để đạt được tự động hóa hoàn toàn tại kho của mình "trong vòng 3 đến 5 năm."
Uniqlo đã đạt những bước tiến trong mục tiêu này. Vào tháng 10/2018, công ty đã hợp tác với Daifuku, một công ty thiết bị xử lý vật liệu của Nhật Bản, để giúp tự động hóa nhà kho của hãng tại Tokyo, 90% công nhân tại kho đã bị cắt giảm.
Tuy nhiên, vẫn còn một khâu cần phải có sự làm việc của các công nhân là lựa chọn và đóng gói các mặt hàng để chuyển đến cửa hàng hoặc khách hàng.
Để tự động hóa quá trình đó, công ty Mujin Electronics sẽ cung cấp bộ điều khiển robot được trang bị AI cho phép robot công nghiệp "tự suy nghĩ và tự di chuyển", Giám đốc điều hành Mujin Electronics, ông Issei Takino cho biết. "Chúng tôi có thể tiếp tục tạo ra sự đổi mới cùng với Fast Retailing."
Giám đốc điều hành Fast Retailing, Tadashi Yanai (ở giữa), cho biết Uniqlo đang hướng tới tự động hóa hoàn toàn các kho hàng của mình trong vòng 5 năm. Ảnh: Rurika Imahashi
Exotec Solutions, được thành lập vào năm 2015, sản xuất những robot nhỏ có thể leo cao lên tới 10m và thu thập vật phẩm từ giá đỡ. Công ty đã bán robot của mình cho các đại gia thương mại điện tử và tạp hóa của Pháp bao gồm Carrefour và Cdiscount. Công ty đặt mục tiêu tăng gấp đôi sản lượng robot của mình lên 1.000 vào năm tới.
Fast Retailing sản xuất 1,3 tỷ mặt hàng quần áo hàng năm và bán chúng tại 3.500 cửa hàng ở 26 quốc gia và khu vực. Một chuỗi cung ứng linh hoạt và nhạy bén hơn đã trở nên quan trọng đối với công ty khi công ty mở rộng và cố gắng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trên các thị trường khác nhau.
Là một phần của dự án chuyển đổi chuỗi cung ứng, năm ngoái Uniqlo đã hợp tác với Accoji và Google để phát triển hệ thống dự báo nhu cầu.
Uniqlo cũng đang nhắm đến việc cắt giảm chất thải và đặt mục tiêu trở thành một công ty "không sản xuất, mang hoặc bán những thứ lãng phí", ông Takuya Jimbo, Phó chủ tịch điều hành của Fast Retailing nói trong một cuộc họp báo. Để đạt được điều này, công ty sẽ xây dựng các hệ thống để sản xuất quần áo dựa trên xu hướng thị trường và sau đó nhanh chóng giao chúng cho các cửa hàng và người tiêu dùng.
"Về tính bền vững, chúng tôi sẽ những sản phẩm thời trang thực sự cần thiết cho khách hàng," ông Tadashi Yanai chia sẻ.