|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Ứng phó khẩn cấp bệnh dịch tả heo châu Phi: TP HCM lên kế hoạch dự trữ thịt heo, gà

07:50 | 11/05/2019
Chia sẻ
Công ty Vissan cam kết nếu dịch bệnh xảy ra, sẽ thu mua dự trữ 3.600 tấn trong 45 ngày; nhập khẩu thịt từ các nước. Trong khi, Sargifood có thể cung cấp thịt heo dưới tuổi xuất chuồng (80 - 90kg/con) và tập trung phát triển nguồn heo giống hỗ trợ người chăn nuôi tái đàn...
Ứng phó khẩn cấp bệnh dịch tả heo châu Phi: TP HCM lên kế hoạch dự trữ thịt heo, gà - Ảnh 1.

TPHCM lên kế hoạch dự trữ thịt heo, gà

Ngày 9-5, đồng chí Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP HCM, chủ trì cuộc họp triển khai kế hoạch ứng phó khẩn cấp bệnh dịch tả heo châu Phi trên địa bàn TP HCM.

Đồng chí yêu cầu huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, nhanh chóng chuyển qua vận hành theo tình huống thứ 2 trong việc chủ động ứng phó khi dịch xuất hiện ở tỉnh giáp ranh; bố trí chốt chặn các tuyến đường giáp ranh với TP, kiểm soát chặt việc giết mổ trái phép.

Từ hôm nay (10-5), quận huyện nào để xảy ra giết mổ trái phép sẽ phải chịu trách nhiệm. Các giải pháp được triển khai cấp bách là phải kiểm soát chặt 100% lượng thịt heo từ các tỉnh vào TP; quản lý chặt nguồn cung ứng thịt từ đàn heo 274.000 con của khoảng 4.000 hộ chăn nuôi ở các huyện và quận ven; đặc biệt chú ý 247 hộ nuôi heo sử dụng thức ăn dư thừa. Các cơ quan quản lý thường xuyên kiểm tra lấy mẫu, khi phát hiện cần xử lý kịp thời.

Đồng chí Lê Thanh Liêm yêu cầu nghiêm túc triển khai thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo tình huống 2 và chuẩn bị chuyển sang tình huống 3 (nếu dịch xuất hiện ở TP HCM).

Theo Chi cục Chăn nuôi thú y TP, từ ngày 2-5, chi cục đã làm việc với Chi cục Chăn nuôi thú y Đồng Nai (nơi cung cấp khoảng 45% lượng thịt heo cho TP HCM) và các tỉnh khác, thống nhất một số biện pháp phối hợp: Không cấp giấy kiểm dịch xuất thịt heo từ các cơ sở giết mổ thuộc vùng dịch; tăng cường kiểm tra cơ sở giết mổ tại các xã thuộc vùng uy hiếp, vùng giáp sát có xuất nguồn thịt heo về TP HCM tiêu thụ; thống nhất giám sát chặt chẽ nguồn heo xuất về TP phải xuất phát từ khu vực không có dịch, giấy chứng nhận kiểm dịch thể hiện nguồn gốc ghi rõ tên chủ hộ nuôi; thống nhất tuyến đường vận chuyển heo xuất về TP giết mổ chỉ đi qua quốc lộ 1A và 1K, trình phúc kiểm, tiêu độc khử trùng tại Trạm Kiểm dịch động vật Thủ Đức, Xuân Hiệp.

Cùng ngày, Sở Công thương TP HCM cho biết, sở đã kiểm tra việc dự trữ nguồn hàng, kế hoạch kinh doanh của các đơn vị tham gia Chương trình Bình ổn thị trường (CTBOTT) mặt hàng thịt gia súc trong thời gian tới. Theo đó, các doanh nghiệp cam kết đảm bảo cung ứng đầy đủ nguồn hàng với sản lượng mỗi ngày là 147 tấn thịt heo, 400 tấn thịt gia cầm các loại...

Công ty Vissan cam kết nếu dịch bệnh xảy ra, sẽ thu mua dự trữ 3.600 tấn trong 45 ngày; nhập khẩu thịt từ các nước.

Trong khi, Sargifood có thể cung cấp thịt heo dưới tuổi xuất chuồng (80 - 90kg/con) và tập trung phát triển nguồn heo giống hỗ trợ người chăn nuôi tái đàn.

Công ty cổ phần Ba Huân cam kết đảm bảo đủ nguồn hàng thịt gia cầm (thịt gà) thay thế thịt gia súc khi có dịch bệnh xảy ra và hoàn toàn có thể nâng sản lượng tiêu thụ lên 100 - 120 tấn/ngày.

Công ty TNHH San Hà bố trí 1 kho lạnh, sức chứa 500 tấn thịt gà (dự trữ 1 tuần), chủ động thuê thêm 2 kho lạnh với sức chứa trên 1.000 tấn (dự trữ trong 12 tháng) đáp ứng sức mua của thị trường.

Sáng 9-5, Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Trị có văn bản gửi UBND tỉnh này báo cáo, ngoài ổ dịch tả heo châu Phi xuất hiện đầu tiên tại thôn Mỹ Chánh, xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng đã qua 23 ngày không phát sinh, vào ngày 4-5, có thêm ổ dịch thứ 2 trên đàn heo ở phường 3, TP Đông Hà...

Thông tin từ UBND tỉnh Bình Phước, dịch tả heo châu Phi đã xuất hiện ở huyện Đồng Phú.


Nhóm PV

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.