Sản lượng thịt toàn cầu giảm khi dịch ASF càn quét hàng loạt trang trại tại Trung Quốc
Đây là nhận định từ một báo cáo từ Liên Hợp Quốc. Theo báo cáo này, dịch ASF sẽ ảnh hưởng tới các thị trường thực phẩm và nông nghiệp trên khắp thế giới. Nhìn chung, lượng thịt người chăn nuôi sẽ sản xuất giảm 0,2% trong năm nay.
Hơn 1 triệu con heo đã bị tiêu hủy tại Trung Quốc kể từ khi ổ dịch đầu tiên bùng phát và các chuyên gia phân tích dự báo Trung Quốc, nhà sản xuất heo hàng đầu thế giới, sẽ mất 30% đàn heo trong năm 2019.
Dù với cơn sốt chuyển sang lối sống lành mạnh của giới trẻ và đợt IPO thành công của nhà sản xuất burger chay Beyond Meat, cũng không tác động nhiều tới nhu cầu tiêu thụ thịt của thế giới.
Nguồn cung thịt giảm trong năm nay sẽ chỉ chiếm một phần nhỏ sau nhiều năm tăng trưởng ổn định nhờ thu nhập tăng và tiêu chuẩn cuộc sống cao hơn tại các quốc gia đang phát triển, theo đó nhiều người có thể chi trả cho thực phẩm từng là mặt hàng xa xỉ.
Sản xuất thịt đã tăng khoảng 45% kể từ năm 2000, theo Liên Hợp Quốc.
Hiện tại, dịch ASF tại Trung Quốc đang có tác động lớn nhất tới sản lương thịt heo, với sự sụt giảm của thịt heo được bù đắp bằng tăng trưởng nguồn cung thịt gà và thịt bò. Virus, vốn không gây nguy hiểm cho con người, đã lan rộng trên khắp quốc gia châu Á và chưa có dấu hiệu cho thấy nó đã được kiểm soát.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) trong tháng 4 dự báo số heo giảm 134 triệu con, tương đương toàn bộ lượng heo hàng năm của Mỹ, và là mức giảm tồi tệ nhất kể từ khi USDA bắt đầu theo dõi đàn heo vào giữa những năm 1970.
Nhu cầu nhập khẩu gia tăng từ Trung Quốc đã giúp giá thịt toàn cầu trong tháng 4 tăng 3% so với năm ngoái, khiến chỉ số giá thực phẩm tăng tháng thứ 4 liên tiếp, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) cho biết trong một báo cáo công bố hôm 9/5.
Giá heo giao tháng 6 trên sàn Chicago đã tăng gần 9% trong năm nay.
Theo FAO, dịch ASF đang tác động tới hàng loạt mặt hàng nông nghiệp.
Đậu nành và thức ăn chăn nuôi
Trung Quốc là nhà nhập khẩu đậu nành lớn nhất thế giới, và một nửa khối lượng được thu mua dùng làm thức ăn chăn nuôi cho đàn heo khổng lồ của quốc gia này. Vì vậy, lượng heo giảm sẽ tác động tiêu cực tới nhu cầu.
FAO cho biết ngô và sắn cũng ghi nhận nhu cầu yếu hơn.
Sữa
Trung Quốc cũng là nhà nhập khẩu bột váng sữa, được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi cho heo. Đàn heo của quốc gia này giảm, đồng nghĩa với việc nhu cầu nhập khẩu bột váng sữa giảm.
Thịt gà
Các công ty thịt gà có thể trở thành nhà chiến thắng lớn. Người tiêu dùng Trung Quốc có thể chuyển sang gia cầm, loại thịt phổ biến và rẻ nhất, vì thịt heo trở nên đắt đỏ hơn.
Sản lượng gia cầm có thể tăng 2,8% trong năm nay, nhanh hơn sự gia tăng của thịt bò và thịt cừu. Đồng thời, giá đậu nành giảm có thể giảm chi phí sản xuất thức ăn chăn nuôi cho gà.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/