Ứng dụng công nghệ tạo tiền ảo để tăng giá trị của hạt cà phê
Giá cà phê tháng 6 cải thiện do tồn kho gần cạn | |
Lào hợp tác với một doanh nghiệp Việt thành lập Viện nghiên cứu Blockchain |
Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) đang vượt xa ngoài tiền điện tử, và có ứng dụng trong các lĩnh vực gần gũi hơn với người tiêu dùng, nhờ những đặc tính ưu việt để đảm bảo tính xác thực của sản phẩm và thông tin.
Theo Nikkei, một startup về Blockchain là Input Output HK (IOHK) đã ký một biên bản ghi nhớ với Chính phủ Ethiopia vào tháng 5 để khám phá việc sử dụng Cardano, một nền tảng blockchain mà công ty đang phát triển, nhằm tăng tính minh bạch trong chuỗi cung ứng cà phê của đất nước này.
Ethiopia là quốc gia sản xuất cà phê lớn thứ năm trên thế giới. Theo Tổ chức Cà phê Quốc tế. Đây là ngôi nhà địa lý của hạt cà phê phổ biến nhất thế giới, Coffea arabica, sản xuất 459.000 tấn hạt cà phê trong năm 2017.
Tuy nhiên, duy trì chất lượng của hạt cà phê là một vấn đề "đau đầu" trong nhiều thập kỷ, do trộm cắp hoặc các tổn thất khác dọc theo chuỗi cung ứng liên quan đến nhiều người trung gian trước khi sản phẩm đến được Sở giao dịch hàng hóa Ethiopia. Nguồn gốc không rõ ràng của hạt cà phê khiến người mua không sẵn lòng trả giá cao, hạn chế lợi nhuận cho nông dân địa phương.
Dự án ứng dụng Blockchain vào mô hình chuỗi cung ứng cà phê, và cung cấp các dấu hiệu kỹ thuật số ở mọi giai đoạn cho phép theo dõi dòng chảy của hạt cà phê. Các hạt cà phê bắt đầu từ các trang trại địa phương, được vận chuyển bởi nhiều nhà môi giới đến các trạm rửa, và sau đó đến trung tâm trao đổi, trước khi tiếp cận đến người tiêu dùng trong các cửa hàng và quán cà phê trên toàn thế giới.
Dữ liệu theo dõi sẽ được lưu trữ và chia sẻ bởi tất cả những người liên quan trong chuỗi cung ứng, ngăn chặn quá trình đánh tráo. Quá trình này đảm bảo nguồn gốc và tính xác thực của cà phê, giúp nông dân tăng thu nhập và có thể giúp họ thu hút đầu tư nước ngoài.
Nhóm thực hiện dự án cũng có kế hoạch đưa mã QR vào các sản phẩm cà phê ở các nước phát triển, để người tiêu dùng cũng có thể theo dõi quá trình sản xuất. Họ cũng kỳ vọng dự án sẽ góp phần thúc đẩy các mục tiêu thương mại công bằng.
Ở châu Á, IOHK cũng đang có kế hoạch áp dụng công nghệ Blockchain để theo dõi chuỗi cung ứng thịt bò ở Campuchia và Việt Nam.
Charles Hoskinson, người sáng lập IOHK và Cardano tin rằng blockchain "tạo ra một thị trường toàn cầu duy nhất cho phép bất cứ ai giao dịch ở quy mô toàn cầu, thực sự là một cuộc cách mạng."
Hoskinson nói rằng "nền tảng blockchain có thể giải quyết nhiều vấn đề khác nhau, và biến thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn". Ông nhấn mạnh vấn đề buôn lậu thịt bò ở Campuchia. Nước này là nước nhập khẩu thịt bò wagyu Nhật Bản, nhưng người ta tin rằng phần lớn thịt bò được tái xuất sang Trung Quốc, bỏ qua lệnh cấm nhập khẩu thịt bò Nhật Bản vào năm 2001.
Charles Hoskinson phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: Eri Sugiura). |
Bên cạnh đó, các vấn đề về đất đai ở Ethiopia và các nước châu Phi khác cũng có thể được giải quyết. Các lô đất chưa đăng ký của khu vực và thiếu minh bạch gây tranh chấp quyền sở hữu khi ai đó thao túng hoặc hủy những tài liệu liên quan. Blockchain có thể đăng ký các thuộc tính, sử dụng GPS, cho phép quyền sở hữu tài sản được xác minh với chi phí thấp.
Blockchain, một sổ cái kỹ thuật số được chia sẻ, hoạt động như một cơ sở dữ liệu các bản ghi tương tác giữa người dùng. Thông tin được phân cấp bởi vì nó được phân phối ngang hàng bởi vô số máy tính. Một khi một giao dịch được đăng ký trong một "khối" mới trong blockchain, thao tác sửa đổi hoặc xoá các bản ghi là không thể. Công nghệ này dự kiến sẽ được sử dụng để theo dõi dòng dịch chuyển của hàng hóa. Các chi phí cơ sở dữ liệu liên quan được dự kiến sẽ khá thấp, bởi vì nó không đòi hỏi một cơ sở dữ liệu tập trung tập trung như điện toán đám mây. |