|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Uber cắt giảm 3.700 nhân viên, CEO không nhận lương cơ bản

13:56 | 07/05/2020
Chia sẻ
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, ngoài việc cắt giảm nhân sự, Giám đốc điều hành (CEO) của Uber là Dara Khosrowshahi cũng sẽ không nhận lương cơ bản cho phần còn lại của năm 2020.
Uber cắt giảm 3.700 nhân viên, CEO không nhận lương cơ bản - Ảnh 1.

Uber sẽ sa thải 3.700 nhân viên. (Nguồn: CNN)

Ngày 6/5, công ty Uber ra thông báo về việc sa thải 3.700 nhân viên do đại dịch COVID-19 làm giảm nhu cầu về dịch vụ đi lại.

Theo ước tính gần đây, việc sa thải nhân viên hỗ trợ khách hàng và các nhóm tuyển dụng chiếm khoảng 15% tổng lực lượng lao động của công ty này.

Uber dự kiến sẽ chi khoảng 2 triệu USD cho việc chấm dứt công việc và các vấn đề liên quan. Ngoài việc cắt giảm nhân sự, Giám đốc điều hành (CEO) của Uber là Dara Khosrowshahi cũng sẽ không nhận lương cơ bản cho phần còn lại của năm 2020.

Vào tháng trước, các giám đốc điều hành của Uber từng thảo luận về kế hoạch sa thải khoảng 20% nhân viên. Tuy nhiên, Uber cũng đang theo đuổi các cơ hội đầu tư mới bất chấp tình hình kinh tế khó khăn hiện nay, bao gồm khoản đầu tư trị giá 170 triệu USD vào công ty xe điện Lime.

Các nhà đầu tư của Uber hy vọng sẽ có được một bức tranh rõ ràng về tình hình tài chính của công ty khi công ty này công bố báo cáo thu nhập vào ngày 7/5.

Các nhân viên lái xe của Uber là những đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi sự sụt giảm nhu cầu đi lại, khi không được nghỉ phép có lương, các vấn đề liên quan đến chăm sóc sức khỏe và hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Đại dịch COVID-19 đã tấn công mạnh vào các công ty vận tải vì nhiều người Mỹ đang phải ở nhà để hạn chế sự lây lan của virus SARS-CoV-2. Nhu cầu đi lại giảm cũng khiến Lyft - công ty chuyên về ứng dụng gọi xe - phải cắt giảm khoảng 17% lực lượng lao động vào cuối tháng Tư.

Ngày 5/5, người đứng đầu bộ phận tư pháp của bang California Xavier Becerra đã đệ đơn kiện hai công ty Uber và Lyft với cáo buộc rằng các tài xế của họ nên được phân loại là nhân viên làm việc toàn thời gian thay vì các hợp đồng độc lập theo luật tiểu bang.

Vụ kiện được trình lên Tòa án Tối cao của thành phố San Francisco nhằm buộc các công ty này phải phân loại tài xế, yêu cầu các biện pháp xử phạt hành chính đối với công ty đồng thời phải bồi thường cho các tài xế.

Ước tính số tiền lương và tiền phạt liên quan việc cắt giảm nhân sự của các công ty này có thể lên tới hàng trăm triệu USD.

Đại Thắng

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.