|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

UBCKNN: Sẽ rút ngắn thời gian từ IPO đến niêm yết để hỗ trợ doanh nghiệp huy động vốn

11:04 | 05/03/2024
Chia sẻ
Tại Tọa đàm Thị trường chứng khoán (TTCK) do Báo Đầu tư tổ chức ngày 5/3, bà Phạm Thị Thùy Linh, Phó Vụ trưởng, Vụ Phát triển thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có những chia sẻ, nhận định của phía cơ quan quản lý về lộ trình nâng hạng, rút ngắn thời gian từ chào bán IPO đến niêm yết cổ phiếu.

Đề xuất tháo gỡ các vấn đề chính để nâng hạng thị trường đến 2025

 Nguồn: Ảnh chụp màn hình từ tọa đàm.

Theo chiến lược Chính phủ đưa ra, chiến lược phát triển TTCK đến 2030, nâng hạnglà một trong những nhiệm vụ trọng tâm.

Bà Linh cho biết mục tiêu của UBCKNN là nâng hạng TTCK lên thị trường mới nổi (EM) đến 2025. Trong thời gian vừa qua, UBCKNN đã trao đổi với các tổ chức quốc tế, thành viên thị trường để tìm giải pháp.

UBCKNN đã trình Bộ Tài chính để sửa đổi, bổ sung một số văn bản của bộ, trước tiên là không yêu cầu ký quỹ 100% bằng tiền (pre-funding). Vấn đề thứ hai tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó là yếu tố công bố thông tin bằng tiếng Anh.

Rút ngắn thời gian từ IPO đến niêm yết/đăng ký giao dịch

Đại diện ủy ban nhắc lại TTCK là kênh huy động vốn dài hạn cho các doanh nghiệp phục vụ cho sản xuất, kinh doanh. Trong 2023, lượng huy động vốn đạt khoảng 43.000 tỷ đồng, tăng 34% so với 2022.

Để hỗ trợ hoạt động huy động vốn, hiện UBCKNN đang ra soát Nghị định 155, trong đó có quy định về chào bán IPO, niêm yết, đăng ký giao dịch.

Theo bà Linh, trong thời gian qua, một số doanh nghiệp gắn liền với chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) nhưng không đủ điều kiện niêm yết đã đưa cổ phiếu lên đăng ký giao dịch (thị trường UPCoM). Thực tế, từ lúc IPO đến khi niêm yết/đăng ký giao dịch mất một khoảng thời gian nhất định về vấn đề thủ tục.

Do đó, hiện UBCKNN đang phối hợp với sở giao dịch để có giải pháp rút ngắn được thời gian này, để đảm bảo cho doanh nghiệp sớm niêm yết/đăng ký giao dịch.

Cụ thể hơn, trong tháng 3, UBCKNN dự kiến tổ chức một hội nghị để các bên liên quan có thể chia sẻ, trao đổi các vướng mắc, từ đó có thể hỗ trợ nhanh nhất đến các đơn vị có nhu cầu huy động vốn trong 2024 - 2025.

Xuân Nghĩa

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.