|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Từng là hai điểm sốt nóng, bất động sản Hải Phòng và Thanh Hóa giờ ra sao?

07:45 | 04/10/2021
Chia sẻ
Hải Phòng và Thanh Hóa từng là hai điểm sốt nóng hầm hầm hồi đầu năm khi giá đất nhiều nơi bị thổi lên cao gấp đôi, gấp ba so với thời điểm cuối năm 2020. Đến thời điểm hiện tại, cả hai thị trường đều phát triển ổn định hơn.

Hải Phòng: Giá đất nền hạ nhiệt

Từng là hai điểm sốt nóng, BĐS Hải Phòng và Thanh Hóa giờ ra sao? - Ảnh 1.

Giá đất tại huyện Thủy Nguyên bị thổi tăng mạnh trước thông tin lên thành phố. (Ảnh: haiphong.gov.vn).

Báo cáo thị trường bất động sản quý III vừa được Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARs) công bố cho thấy, thị trường bất động sản Hải Phòng vẫn sôi động nhờ việc kiểm soát hoàn toàn dịch bệnh và sự hỗ trợ của hạ tầng giao thông tương đối đồng bộ, hoàn thiện. 

Ngoài ra, Hải Phòng có vị trí kết nối đặc biệt, có cảng hảng không quốc tế Cát Bi và cảng nước sâu quốc tế Lạch Huyện,... Trong 5 năm tới, thành phố này dự kiến sẽ chi gần 38.000 tỷ đồng xây dựng 100 cây cầu mới.

Với thị trường địa ốc, phân khúc bất động sản công nghiệp vẫn được coi là điểm sáng của Hải Phòng. Một số khu công nghiệp  như DEEP C, Tràng Duệ, Nam Đình Vũ, Nam Cầu Kiền,... vẫn đón những dự án mới dù trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp.

Để sẵn sàng cho việc đón các dòng vốn mới, Hải Phòng đang phát triển thêm 15 khu công nghiệp với diện tích 6.200 ha.

Căn hộ chung cư cao cấp vẫn là phân khúc chủ đạo của thị trường với tỷ lệ hấp thụ cao. Đơn cử, dự án căn hộ cao cấp Hoàng Huy Commerce đã bán được 1.300 căn/2.500 căn với mức giá trung bình khoảng 37 triệu đồng/m2.

Trước đó, dự án Hoàng Huy Grand Tower đã bán được gần 700/821 căn hộ với mức giá trung bình 28 triệu đồng/m2. Hay dự án căn hộ cao cấp The Legend của BRG có mức giá trung bình 65 triệu đồng/m2 cũng bán được 80%,...

Riêng phân khúc nhà ở thấp tầng gây sốt với mức giá tăng 15 - 20% so với đầu năm 2021. Phân khúc nhà mặt phố ghi nhận mức giá không có nhiều biến động.

Phân khúc đất nền tại Hải Phòng quý này ghi nhận trầm lắng hơn, giao dịch có nhưng không còn sôi động. Nguyên nhân là do giá đất đã tăng nóng thời điểm cuối năm 2020 và đầu năm 2021. Ngoại trừ các khu có triển khai hạ tầng giao thông, công viên vườn hoa hay các huyện có chủ trương lên Thành phố như Thuỷ Nguyên hay An Dương và Dương Kinh.

Còn nhớ thời điểm cuối quý I, các quận, huyện tại Hải Phòng như Dương Kinh, Hải An, Thủy Nguyên, An Dương, An Lão, Kiến Thụy,… đồng loạt xảy ra hiện tượng sốt đất khiến mức giá bị đẩy cao bất thường. Cá biệt có khu vực, giá đất tăng tới 60 - 70% so với thời điểm cuối năm 2020.

Trước tình trạng trên, UBND TP Hải Hòng đã chỉ đạo Công an TP Hải Phòng tổ chức theo dõi các khu vực có dấu hiệu giá đất tăng đột biến, tình trạng chuyển mục đích, chuyển nhượng  quyền sử dụng đất, sốt ảo; điều tra các đối tượng có hành vi đầu cơ, thổi giá, làm thị trường tạo cơn sốt đất ảo để kiếm lợi,...

Thanh Hóa: Thị trường chậm lại do dịch bệnh

Từng là hai điểm sốt nóng, BĐS Hải Phòng và Thanh Hóa giờ ra sao? - Ảnh 2.

Thị trường bất động sản Thanh Hóa hạ nhiệt sau cơn sốt. (Ảnh: Báo Thanh Hóa).

Còn tại Thanh Hóa, đây vẫn là tâm điểm của khu vực Bắc Trung Bộ. Theo thống kê của VARs trong quý III, địa phương có 18 dự án chào bán sản phẩm ra thị trường, gồm 8 dự án mới và 10 dự án cũ, cung cấp ra thị trường 2.235 sản phẩ m với nhiều loại hình. Tỷ lệ hấp thụ khoảng 42,5%, riêng các dự án mở bán mới lên đến 60%.

Những khu vực có sức hút lớn như Huyện Đông Sơn, giá đất của các dự án bán ra dao động trong khoảng 9 - 15 triệu đồng/m2, tăng 5% so với quý trước. Tại TP Thanh Hóa mức giá dao động trong khoảng 18 - 26 triệu đồng/m2.

Tại huyện Hoằng Hóa, giá đất cũng ghi nhận biến động nhanh, khoảng 8 - 20 triệu đồng/m2, Đặc biệt với loại hình liền về và shophouse có giá khoảng 50 - 75 triệu/m2, tăng 9%  so với quý trước.

VARs nhận định, thị trường bất động sản Thanh Hóa thời điểm đầu quý III vẫn sôi động và nhận được sự quan tâm lớn từ các nhà đầu tư trong khu vực như Hà Nội, Ninh Bình, Bắc Ninh, Hải Phòng,...

Tuy nhiên, cuối quý III là thời điểm chịu ảnh hưởng của dịch bệnh. Do đó, thị trường có dấu hiệu chậm lại, lượng giao dịch cũng ít hơn. Nguyên nhân chính là nhà đầu tư từ các tỉnh không thể đi lại và xem dự án tại địa phương. Ngoài ra cũng có không ít nhà đầu tư dè chừng.

Riêng các dự án quanh khu công nghiệp đang nhận được sự quan tâm rất lớn. Một phần là do các dự án hiện tại là vừa và nhỏ chưa đủ làm thỏa mãn giới đầu tư, một phần là do mặt bằng giá đang còn khá rẻ, chỉ khoảng 7 - 10 triệu đồng/m2.

Thời gian gần đây, Thanh Hóa cũng thu hút nhiều ông lớn trong nước đổ về nghiên cứu, đề xuất đầu tư các dự án như Sun Group, T&T, Hưng Thịnh,...

Không chỉ các doanh nghiệp trong nước, địa phương này đang trở thành đích ngắm của nhiều tập đoàn nước ngoài như Foxconn, Aeon Mall, WHA Industrial Development PCL,...

Nhìn lại thời điểm ngay sau Tết Nguyên Đán Tân Sửu, giá đất tại hầu khắp các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đều tăng đột biến, đặc biệt là đất nền tại các khu vực lân cận TP Thanh Hóa, TP Sầm Sơn và các khu vực đang quy hoạch các dự án lớn. Trong đó phải kể đến khu vực dự án khu du lịch Bến En, huyện Như Thanh.

Theo khảo sát của VARs, từ đầu tháng 3/2021, giá đất nền nhiều nơi tại Thanh Hoá đã tăng với mức chóng mặt, trung bình khoảng 50 - 60% so với cuối năm 2020. Thậm chí, những lô đất tại khu vực xấu, hạ tầng kém, đất trong ngõ nhỏ xưa nay vốn không ai hỏi cũng bỗng dưng tăng giá, được nhiều người tìm mua.

Còn giá đất tại các mặt bằng đô thị, ven biển Thanh Hóa đều dao động trong khoảng 12 - 15 triệu đồng/m2, có nơi trên 20 triệu đồng/m2, cao gấp 2 - 3 lần so với giá thị trường cùng kỳ năm trước và cao gấp nhiều lần so với giá đất quy định của Nhà nước.

UBND tỉnh Thanh Hóa sau đó đã vào cuộc chấn chỉnh tình trạng thổi giá. Cơn sốt đất cũng dần hạ nhiệt.

Hà Lê

VDSC: Dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024
Các chuyên gia phân tích của VDSC cho rằng bộ đệm để ứng phó với áp lực tỷ giá là dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024, ước tính khoảng 8-10 tỷ USD. Điều này khiến cho tỷ giá dễ biến động khi có áp lực về luồng ngoại tệ rút ra.