Từng được xem như là kẻ 'giết chết' tăng trưởng, Fed có thể là người hùng cho nền kinh tế Mỹ
Tăng trưởng kinh tế dài nhất trong lịch sử nước Mỹ
Theo Bloomberg, Fed là một trong những yếu tố kìm hãm sự tăng trưởng của nước Mỹ mặc dù đồng thời họ cũng giúp kiềm chế lạm phát. Vào năm 1997, một nhà kinh tế học của Viện Công nghệ Massachusetts đã chỉ ra rằng Fed là thủ phạm "giết chết" sự tăng trưởng.
Tuy nhiên, với mức lạm phát rất thấp hiện nay, Chủ tịch Fed Jerome Powell và các đồng nghiệp đã được chứng kiến quá trình tăng trưởng ghi nhận thời gian tăng trưởng kéo dài nhất kể từ năm 1854 với "tuổi thọ" khoảng 10 năm 1 tháng.
Các nhà kinh tế tin rằng Fed sẽ thành công trong việc ngăn chặn suy thoái kinh tế, mặc dù có một số rủi ro bất lợi.
Chủ tich Fed cho biết: "Chúng tôi có một mục tiêu tổng quát,… duy trì sự mở rộng kinh tế, với một thị trường việc làm mạnh mẽ và giá cả ổn định, vì lợi ích của người dân Mỹ".
Điều đó cũng sẽ mang lại lợi ích cho Tổng thống Donald Trump, người sẽ tái tranh cử vào năm tới và đã nhiều lần kêu gọi ngân hàng trung ương nới lỏng chính sách để thúc đẩy tăng trưởng.
Thời gian kéo dài tăng trưởng của Mỹ qua các năm (Nguồn: Bloomberg).
Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) dự kiến sẽ giảm lãi suất tại cuộc họp vào cuối tháng 7, có lẽ sẽ giảm 0,5% nhằm đối phó với ảnh hưởng từ căng thẳng thương mại gia tăng, làm chậm tăng trưởng toàn cầu.
"Và nó có thể không dừng lại ở đó", Jason Cummins, Kinh tế trưởng của Quĩ đầu cơ Brevan Howard Asset Management, cho biết tại một hội nghị vào tháng 6 rằng Fed có thể giảm lãi suất 1,25 điểm % để thúc đẩy nền kinh tế và lạm phát.
"Với sự hỗ trợ của Fed, việc tăng trưởng có thể diễn ra tốt hơn trong thời gian dài hơn", Peter Hooper, Chuyên gia nghiên cứu kinh tế toàn cầu của Deutsche Bank cho biết.
Giảm lãi suất và những rủi ro
Tăng trưởng kinh tế đang đi vào thời kì đối mặt với một số mối đe dọa. Kết quả khảo sát của Bloomberg từ các nhà kinh tế vào tháng 6 đã cho thấy 30% cơ hội suy thoái trong năm tới cao hơn mức 15% vào cuối năm 2018.
Tăng trưởng đã chậm lại trong năm nay khi những tác động kích thích của việc cắt giảm thuế năm ngoái đã giảm đi. Mỹ còn bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại với Trung Quốc và các quốc gia khác.
Tổng thống Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã quyết định nối lại các cuộc đàm phán thương mại vào thứ Bảy (6/7) sau khi bế tắc kéo dài 6 tuần và Mỹ đồng ý đóng băng tạm thời đối với thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc.
Thay đổi về lượng hàng tồn kho qua các năm (Nguồn: Bloomberg).
Cú đánh vào sản xuất từ căng thẳng thương mại đã dẫn đến số lượng hàng tồn kho tăng cao không mong muốn khiến các công ty sẽ cần phải cắt giảm việc làm, kiềm chế sản xuất và tăng trưởng.
Andrew Hollenhorst, Kinh tế trưởng của Citigroup Inc. cho rằng nền kinh tế đã trở nên kém cân bằng hơn và mong manh hơn.
Trước những ảnh hưởng từ căng thẳng thương mại, một số nhà kinh tế đặt câu hỏi về việc giảm lãi suất dự kiến của Fed sẽ mạnh đến mức nào, họ cho rằng chi phí vay thấp hơn sẽ khiến các doanh nghiệp bị đẩy mạnh bởi thuế quan đẩy mạnh chi tiêu.
"Sự cản trở lớn nhất đối với đầu tư hiện nay là sự không chắc chắn xuất phát từ chính sách thương mại thất thường của Mỹ - điều mà Fed bất lực trong việc giải quyết", ông Meg Megan Greene - Giảng viên cao cấp tại Trường Harvard Kennedy cho biết.
Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn của Bloomberg TV tuần trước, Chủ tịch Fed San Francisco Mary Daly đã bác bỏ quan điểm trên. "Các doanh nghiệp có thể thích ứng với sự phát triển của nền kinh tế có thể theo một tốc độ bền vững hoặc nó sẽ bị chùn bước. Tâm trạng đó có thể được hỗ trợ rất nhiều bởi các hành động của chính sách tiền tệ", bà nói.
Ethan Harris, Trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế toàn cầu của Bank of America, cho biết những lợi ích chính của việc Fed cắt giảm ngay bây giờ là ngăn chặn sự điều chỉnh thị trường chứng khoán khác như đã có trong quí IV. Các nhà đầu tư đang đặt cược vào Powell để ngăn chặn sự sụt giảm xảy ra.