|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Tuần 26 - 30/7: Khối ngoại mua ròng hơn 723 tỷ đồng trên cả ba sàn, phần lớn giao dịch thỏa thuận

10:13 | 01/08/2021
Chia sẻ
Trong tuần VN-Index tăng gần 42 điểm (26 - 30/7), khối ngoại mua ròng tổng cộng hơn 723 tỷ đồng trên toàn thị trường. Giao dịch nhóm này tập trung ở nhóm ngân hàng, bất động sản và dịch vụ tài chính, phần lớn thực hiện qua kênh thỏa thuận.

VN-Index đóng cửa tuần thứ 31 của năm 2021 với 5 phiên tăng điểm, đặc biệt với sự chuyển biến tích cực của dòng tiền trong 2 phiên cuối tuần. Theo đó, chỉ số sàn HOSE có thêm 41,22 điểm tương đương 3,25% dừng lại ở mức 1.310,05 điểm.

Thanh khoản trung bình một phiên trên sàn HOSE đạt 16.807 tỷ đồng, giảm 7,2% so với tuần trước đó và là tuần có thanh khoản thấp nhất kể từ đầu tháng 5/2021.

Tương tự, HNX-Index tăng 13,08 điểm (4,3%), đóng cửa tuần ở 314,85 điểm. UPCoM-Index tăng thêm 3% lên mức 86,93 điểm.

Tuần 26 - 30/7: Khối ngoại mua ròng hơn 723 tỷ đồng trên cả ba sàn, phần lớn giao dịch thỏa thuận - Ảnh 1.

Giao dịch trong tuần của khối ngoại trên sàn HOSE. (Nguồn: FiinPro).

Trong tuần dòng tiền chuyển biến tích cực, khối ngoại mua ròng 3/5 phiên. Lực mua xuất hiện mạnh nhất trong phiên VN-Index tăng hơn 16,45 điểm (30/7) theo đó đưa nhóm NĐT nước ngoài mua ròng gần 450 tỷ đồng.

Theo thống kê, nhóm này mua ròng tổng cộng 652 tỷ đồng trên HOSE, chủ yếu thực hiện qua phương thức thỏa thuận. Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ bán ròng 274 tỷ đồng.

Trái ngược với tuần trước, ngân hàng, dịch vụ tài chính và bất động sản là tâm điểm thu hút lực cầu trong tuần 3 nhóm cổ phiếu này trở lại dẫn dắt thị trường. 

Cụ thể, các NĐT ngoại mua ròng hơn 468 tỷ đồng các mã ngân hàng, theo sau nhóm dịch vụ tài chính và bất động sản ghi nhận lần lượt là 398 tỷ đồng và 383 tỷ đồng. 

Đối lập, NĐT xả ròng cổ phiếu thực phẩm & đồ uống cùng nhiều chứng chỉ quỹ ETF trong tuần cuối cùng cơ cấu danh mục tháng 7.

Tại HOSE: Mua ròng 652 tỷ đồng, tâm điểm là giao dịch AGG của nhóm quỹ Dragon Capital

Trong tuần VN-Index giao dịch khởi sắc, khối ngoại chuyển mua ròng 652 tỷ đồng trên sàn HOSE, trong đó giao dịch được thực hiện chủ yếu bằng phương thức thỏa thuận.

Nổi bật tại chiều mua là giao dịch hơn 376 tỷ đồng tại cổ phiếu AGG của CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia. Theo công bố thông tin trên HOSE, nhóm quỹ Dragon Capital đã mua vào tổng cộng 7.802.000 cổ phiếu AGG trong phiên 27/7, ước tính chi ra hơn 422 tỷ đồng. Sau giao dịch, Dragon Capital trở thành cổ đông ngoại lớn nhất với tỷ lệ sở hữu 9,4%.

Tuần 26 - 30/7: Khối ngoại mua ròng hơn 723 tỷ đồng trên cả ba sàn, phần lớn giao dịch thỏa thuận - Ảnh 2.

Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

Cổ phiếu NVL của Novaland tiếp tục thu hút hơn 228 tỷ đồng mua ròng tuần vừa qua. Cùng ngành bất động sản, lực mua cũng duy trì ở cổ phiếu VHM của Vinhomes với giá trị 75,9 tỷ đồng. Theo ghi nhận, các NĐT nước ngoài đã liên tục mua vào với tổng giá trị hơn 2.500 tỷ đồng hai cổ phiếu NVL và VHM kể từ đầu tháng 7.

Trong tuần ngân hàng trở lại dẫn dắt đà tăng của chỉ số, lực mua ròng được ghi nhận tại nhiều cổ phiếu MSB (226 tỷ đồng), CTG (101,3 tỷ đồng), STB (87,9 tỷ đồng), MBB (52,3 tỷ đồng). Cùng chiều, nhóm này mua ròng nhiều mã large-cap như MSN (204 tỷ đồng), SSI (160 tỷ đồng), HSG (48,4 tỷ đồng).

Ở chiều ngược lại, cổ phiếu KDH của Nhà Khang Điền bị bán ròng mạnh nhất với giá trị 148 tỷ đồng. Tuy lực xả ròng đã giảm 66%, KDH là cổ phiếu duy nhất ghi nhận giao dịch ròng trên 100 tỷ tại chiều bán.

Theo sau, những mã bị xả ròng nhẹ hơn lần lượt là VIC (70,8 tỷ đồng), SAB (65,6 tỷ đồng), KDC (65,1 tỷ đồng), GAS (62,8 tỷ đồng)....

Trên sàn HNX: Duy trì mua ròng 25,5 tỷ đồng

Tương quan giữa chiều mua và bán trên sàn HNX khá cân bằng với giá trị tương ứng 1116,9 tỷ đồng so với 91,3 tỷ đồng. Theo đó, khối ngoại mua ròng nhẹ 25,6 tỷ đồng.

Tuần 26 - 30/7: Khối ngoại mua ròng hơn 723 tỷ đồng trên cả ba sàn, phần lớn giao dịch thỏa thuận - Ảnh 3.

Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

Cổ phiếu của Chứng khoán VNDirect (Mã: VND) được mua vào nhiều phiên, nâng tổng giá trị giao dịch ròng lên mức 12,8 tỷ đồng. Nối tiếp, BVS của Chứng khoán Bảo Việt cũng được mua ròng 7 tỷ đồng

Dòng tiền ngoại cũng tìm đến các cổ phiếu PVS của TCT Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam, PVI của Bảo hiểm Dầu khí và DXS của Đất Xanh Services với giá trị lần lượt 10,4 tỷ đồng, 4,3 tỷ đồng và 4 tỷ đồng.

Tại chiều bán, khối ngoại xả ròng cổ phiếu VCS của Vicostone trong suốt 5 phiên, nâng tổng giá trị rút ròng tuần qua lên 19,8 tỷ đồng. Đặc biệt, lực bán xuất hiện mạnh nhất trong phiên giá cổ phiếu đạt đỉnh 119.700 đồng/cp. Ngay sau đó, VCS giảm điểm trong 2 phiên cuối tuần và đóng tuần ở 118.700 đồng/cp.

Cùng chiều, các NĐT nước ngoài bán ròng nhẹ dưới 1 tỷ đồng những cổ phiếu khác, có thể kể đến là NTP, TDN, NBP, APS...

Tại UPCoM: Mua ròng gần 45 tỷ đồng, tâm điểm giao dịch VEA

Diễn biến tương tự, chiều mua chiếm ưu thế so với chiều bán tại thị trường UPCoM. Theo đó, khối ngoại mua ròng gần 45 tỷ đồng.

Tuần 26 - 30/7: Khối ngoại mua ròng hơn 723 tỷ đồng trên cả ba sàn, phần lớn giao dịch thỏa thuận - Ảnh 4.

Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

Cụ thể, cổ phiếu VEA của CTCP Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam dẫn đầu về giá trị mua ròng trong tuần với 63,6 tỷ đồng. Theo ghi nhận, thị giá cổ phiếu VEA đã tăng 6,91% tuần qua lên mức 43.300 đồng/cp.

Nối tiếp, hai cổ phiếu CTR của Công trình Viettel và MCH của Hàng tiêu dùng Masan tiếp tục được mua ròng hơn 7 tỷ đồng. Các mã được mua ròng nhẹ hơn lần lượt là ACV, VTP...

Trái chiều, cổ phiếu QNS là mã bị xả ròng mạnh nhất với quy mô 24,1 tỷ đồng, gấp gần 5 lần tuần trước đó. Danh sách cổ phiếu bị bán ròng tuần qua còn có sự góp mặt của ABI (8,5 tỷ đồng), MSR (2,4 tỷ đồng), MSR (2,4 tỷ đồng)...

Thảo Bùi

Ông Donald Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ có ảnh hưởng đến mục tiêu GDP của Việt Nam?
Theo chuyên gia Đinh Trọng Thịnh, ông Donald Trump trở lại vị trí Tổng thống Mỹ vào năm tới có thể sẽ giải quyết các cuộc xung đột đang leo thang theo hướng hòa bình, làm cho chính trị thế giới ổn định hơn. Từ đó, nhiều nền kinh tế phát triển trong đó có Mỹ sẽ tăng trưởng tốt hơn, thu nhập người dân cao hơn khiến nhu cầu mua sắm tăng lên sẽ thúc đẩy xuất hàng hóa từ Việt Nam.