|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Từ vực thẳm, hãng ô tô phá sản áp dụng chiêu kinh điển để vượt qua đối thủ truyền kiếp và dẫn đầu thị trường

23:03 | 04/11/2018
Chia sẻ
Giảm giá sâu để giành thị phần là cách mà tập đoàn ô tô General Motors áp dụng để vượt qua Ford Motor sau khi hãng tuyên bố phá sản vào năm 2009.
tu vuc tham hang o to pha san ap dung chieu kinh dien de vuot qua doi thu truyen kiep va dan dau thi truong Vận tải bằng ô tô: 'Sân chơi' của Uber, Grab không nên khác taxi truyền thống

Cuộc chiến giữa General Motors (GM) và Ford Motor - hai hãng xe lớn nhất nước Mỹ - đã khiến giới báo giới tốn vô số giấy mực. Nó bắt đầu từ khi GM thành lập tại Flint, bang Michigan năm 1908 và 5 năm sau đó, khi Ford ra đời tại thung lũng Dearborn. 3 chỉ số chính được xem là tiêu chuẩn ganh đua cũng như để đánh giá mức độ thành công giữa hai hãng là lợi nhuận hàng năm, quy mô vốn, và thị phần tại thị trường Mỹ (bao gồm cả thị phần bán lẻ và thị trường tổng thể). Hiện tại, GM có vẻ như đang chiếm ưu thế với vị trí dẫn đầu Big 3 (ba hãng xe lớn nhất Mỹ).

tu vuc tham hang o to pha san ap dung chieu kinh dien de vuot qua doi thu truyen kiep va dan dau thi truong
GM đang là nhà sản xuất ô tô lớn nhất nước Mỹ.

Suốt một thế kỷ qua, giới quan sát hầu như không nhận ra sự thay đổi thứ hạng giữa hai tập đoàn. Ford liên tục dẫn trước GM cho đến cuối những năm 20. Sau đó, ngôi vị thống trị gần như thuộc về GM sau khi Alfred P. Sloan phát minh ra thế hệ ôtô mới mang nhãn hiệu GM. Trong những thập kỷ sau đó, Ford cũng từng vươn lên vị trí dẫn đầu trong những năm cuối thập niên 80 và giữa những năm 90. GM bắt đầu sa vào khủng hoảng vào năm 2008, rồi tuyên bố phá sản trong năm 2009.

Từ khi GM sa cơ, với lợi thế quy mô gọn cùng luồng sinh khí mới do tổng giám đốc điều hành Alan Mulally tạo ra, Ford trở nên năng động và trẻ trung hơn so với tuổi 98 của hãng. Ford đẩy nhanh kế hoạch sản xuất, phát triển mới nhiều chương trình sản phẩm, đầu tư nhiều hơn cho công đoạn tiếp thị, bán hàng. Mulally đã lần thứ 3 đưa Ford vượt qua mặt GM trong lịch sử. Với khoản lãi 6,2 tỉ USD trong năm 2010 và quy mô vốn 55 tỉ USD, Ford đã chính thức đẩy GM xuống vị trí thứ hai tại thị trường Mỹ. GM cũng đạt lợi nhuận 6,2 tỉ USD nhưng quy mô vốn chỉ đạt 50 tỷ USD trong năm 2010.

Song Ford chỉ duy trì "ngai vua" trong vài tháng. Trong tháng 12/2010, tức là hơn một năm sau khi nhận được gói cứu trợ khổng lồ từ chính phủ Mỹ, GM nỗ lực giành lại vị trí số một từ Ford. Họ thành công khi thị phần của hãng vào tháng 12/2010 là 19,6% so với mức 16,6% của Ford.

tu vuc tham hang o to pha san ap dung chieu kinh dien de vuot qua doi thu truyen kiep va dan dau thi truong
Ford Motor là nhà sản xuất ô tô lớn thứ hai ở Mỹ.

Để giành thị phần, GM sử dụng chiến lược “siêu giảm giá” nhằm thâu tóm thị phần bất chấp việc lợi nhuận giảm. Chương trình giảm giá bán xe sâu nhất trong lịch sử của GM trong năm 2010 là cú huých giúp hãng giành chiến thắng trong cuộc đua với Ford. Đến ngày 4/11 năm nay, GM vẫn là tập đoàn xe hơi lớn nhất nước Mỹ, còn Ford giữ vị trí số hai.

Chiến lược kinh doanh của cả GM và Ford trong năm 2018 là giảm lượng xe con tại thị trường Mỹ. Hồi tháng 4, ban lãnh đạo Ford tuyên bố họ sẽ chỉ sản xuất hai mẫu xe mới cho thị trường Bắc Mỹ trong vài năm tới. Đó là mẫu Mustang và Focus Active.

Ban lãnh đạo GM cũng công bố một kế hoạch kinh doanh tương tự, CNBC đưa tin.

"Tôi nghĩ chúng tôi sẽ theo chiến lược này trong vài năm", ông Check Stevens, giám đốc tài chính của GM, phát biểu.

Xe thể thao đa dụng cỡ nhỏ (crossover) sẽ là sản phẩm mà GM ưu tiên sản xuất dành cho thị trường Mỹ trong vài năm tới. Trong khi đó, Ford sẽ tập trung vào xe thể thao đa dụng cỡ lớn như Cadillac Escalade và Lincoln Navigator, và xe bán tải.

Xem thêm

Nhạc Dương

Dragon Capital: Thị trường tài chính biến động sau bầu cử tổng thống Mỹ, chứng khoán Việt Nam khó giảm điểm thêm
Dragon Capital nhận định việc ông Donald Trump đắc cử lần thứ hai đã khiến cho thị trường tài chính toàn cầu biến động, giống như lần thứ nhất, thể hiện qua việc DXY tăng lên. Một số thị trường mới nổi gặp áp lực gia tăng khi dòng vốn rút về Mỹ. Điều này diễn ra trên nhiều quốc gia, bao gồm Việt Nam.