Giá trị cổ phiếu, trái phiếu và tiền gửi của tự doanh các CTCK đều gia tăng trong quý III. Tại cuối tháng 9, tỷ trọng của ba loại tài sản đạt lần lượt 15,8%, 41,5%, 42,7%.
Giá trị tự doanh ngành chứng khoán đã tăng lên trên 242.000 tỷ đồng tại cuối tháng 9. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh, ngoại trừ TCBS, MBS, ACBS...
Báo cáo tài chính quý II đã hé lộ danh mục tự doanh của các công ty chứng khoán. Vietcap và SHS tăng trưởng danh mục và tiếp tục dẫn đầu. Ngược lại, VIX, VNDirect, ACBS, BSC hay VCBS thu hẹp giá trị đầu tư.
Bên cạnh cổ phiếu, tự doanh các công ty chứng khoán cũng tăng thêm khoản đầu tư vào trái phiếu. Những đơn vị có khẩu vị đầu tư nhiều trái phiếu gồm VPBankS hay TCBS, với tỷ trọng lần lượt 74% và 81%.
Giá trị danh mục tự doanh ngành chứng khoán tăng 2% sau 3 tháng đầu năm, lên gần 225.000 tỷ đồng (khoảng 9 tỷ USD). Chứng khoán SSI đã thu hẹp giá trị đầu tư 12% về 43.000 tỷ đồng, ngược lại ACBS gấp đôi danh mục lên trên 12.000 tỷ đồng.
Đa phần công ty chứng khoán có xu hướng tăng đầu tư cổ phiếu trong quý I. Tại cuối tháng 3, Vietcap, SHS, VIX, VNDirect đang nắm giữ giá trị cổ phiếu lớn nhất.
Tại thời điểm cuối tháng 3, khoản AFS của TCSC ghi nhận giá trị thấp hơn 19% so với giá gốc, tương ứng với 87 tỷ đồng. Các mã tạm thời đang lỗ gồm BBT, FDC, HTP; ngược lại khoản đầu tư QTP, BMI, ACB đang lãi.
VDSC báo lợi nhuận sau thuế quý I gấp đôi cùng kỳ, đạt 110 tỷ đồng. Mảng tự doanh của công ty chứng khoán này đã giảm 15% khoản đầu tư cổ phiếu tại AFS, bao gồm 3 mã MWG, DBC, CMG.
Sau quý IV/2023, Vietcap duy trì dẫn dầu về tự doanh cổ phiếu, VIX quay lại vị trí thứ hai, đẩy SHS lùi về thứ ba tại thời điểm cuối năm. Trong nhóm 10 CTCK đầu tư cổ phiếu/chứng chỉ quỹ lớn nhất, có 6 đơn vị gia tăng giá trị danh mục, ngược lại 4 đơn vị đã thu hẹp sau 3 tháng.
Tổng tài sản tự doanh ngành chứng khoán đã tăng 13% trong quý IV/2023, lên trên 214.000 tỷ đồng (khoảng 8,8 tỷ USD). SSI, VNDirect, VIX, VPBankS, VCBS vẫn tập trung vào tài sản FVTPL, trong khi Vietcap và TCBS nắm giữ nhiều nhất tại AFS.
Bối cảnh nhà đầu tư đẩy mạnh bán ròng với quy mô tỷ USD trên thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2023, khối nội trong đó có bộ phận tự doanh CTCK đóng vai trò nâng đỡ.
Trong bối cảnh nhà đầu tư tổ chức nước ngoài gia tăng áp lực bán ròng khi thị trường sắp khép lại năm 2023, khối tự doanh công ty chứng khoán đảo chiều mua theo kênh khớp lệnh.
Chứng khoán Việt Nam hồi phục trong nửa đầu tháng 11 và lình xình quanh ngưỡng 1.100 điểm sau đó. Trước diễn biến tích cực của thị trường, khối tự doanh công ty chứng khoán mua ròng 1.167 tỷ đồng trên HOSE qua kênh khớp lệnh.
Tuần 21 - 25/2, tự doanh bán ròng 4/5 phiên với lực bán tập trung ở ngày 22/2, trong khi ba ngày sau đó khối này chỉ rút ròng nhẹ. Tính chung cả tuần, bộ phận tự doanh bán ròng 403 tỷ, tính riêng khớp lệnh họ bán ròng 307 tỷ đồng.
Năm 2024 đánh dấu hàng loạt dự án có chuyển biến tích cực như việc: Đưa vào vận hành metro số 1 TP HCM, đường sắt trên cao Nhổn - Ga Hà Nội hay chính thức thông qua chủ trương đầu tư Dự án Đường sắt cao tốc Bắc - Nam.