|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

TS. Huỳnh Thế Du: ‘Nên chọn phát triển đặc khu kinh tế tại Hà Nội và TP HCM thay vì Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc’

06:00 | 12/03/2018
Chia sẻ
Theo TS. Huỳnh Thế Du, Hà Nội và TP HCM mới có các điều kiện cơ bản để phát triển và trở thành các đặc khu kinh tế của cả nước. Còn ba địa điểm được chọn làm đặc khu hiện tại dù thành công cũng không thể trở thành “cú đấm thép” để thúc đẩy kinh tế cả nước được.
ts huynh the du nen chon phat trien dac khu kinh te tai ha noi va tp hcm thay vi van don bac van phong va phu quoc Đến 2020, Quảng Ninh có gần 362.000 ha đất đặc khu kinh tế, bằng hơn nửa diện tích tự nhiên toàn tỉnh
ts huynh the du nen chon phat trien dac khu kinh te tai ha noi va tp hcm thay vi van don bac van phong va phu quoc Tình hình BĐS ở các đặc khu kinh tế tương lai diễn biến ra sao?
ts huynh the du nen chon phat trien dac khu kinh te tai ha noi va tp hcm thay vi van don bac van phong va phu quoc Đặc khu kinh tế: Sự thể nghiệm đột phá mô hình tăng trưởng mới cho đất nước

Trong khuôn khổ nội dung buổi tọa đàm “Vai trò của các Khu đô thị mới trong thị trường bất động sản và phát triển đô thị tại Châu Á” diễn ra hôm nay tại Hà Nội, khi được hỏi đánh giá về tiềm năng phát triển của các đặc khu kinh tế (ĐKKT) hiện nay, TS. Huỳnh Thế Du, giảng viên và Giám đốc chương trình Thạc sỹ Chính sách công tại Đại học Fulbright đưa ra quan điểm rằng nên chọn Hà Nội và TP HCM làm nơi phát triển các ĐKKT thay vì ba địa điểm hiện nay là Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang).

ts huynh the du nen chon phat trien dac khu kinh te tai ha noi va tp hcm thay vi van don bac van phong va phu quoc
Nếu đặt ĐKKT ở Vân Đồn theo định hướng gắn nền kinh tế Việt Nam với sự phát triển của kinh tế Trung Quốc thì khả năng Việt Nam có thể thành công, TS. Huỳnh Thế Du nhận định. (Ảnh minh họa: FLC Group).

TS. Huỳnh Thế Du phân tích: “ĐKKT muốn thành công thì nên đặt ở Hà Nội và TP HCM bởi vì hai nơi này mới có những nhân tố cơ bản của để phát triển bền vững (nhân lực, kinh tế). Nếu đặt ĐKKT ở Vân Đồn theo định hướng gắn nền kinh tế Việt Nam với sự phát triển của kinh tế Trung Quốc thì khả năng Việt Nam có thể thành công; Phú Quốc có các tiền năng lớn về du lịch nên cũng có tiềm năng để phát triển những thứ liên quan. Riêng Bắc Vân Phong ở miền Trung thì tôi chưa thấy có yếu tố nổi bật nào...”.

ts huynh the du nen chon phat trien dac khu kinh te tai ha noi va tp hcm thay vi van don bac van phong va phu quoc
TS. Huỳnh Thế Du, giảng viên và Giám đốc chương trình Thạc sỹ Chính sách công tại Đại học Fulbright.

Như vậy, cả ba miền Bắc – Trung – Nam đều có ĐKKT thay vì hai thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM. TS của Đại học Fulbright cho rằng điều này có lẽ phù hợp với định hướng là “nén bớt” sự phát triển của hai đô thị lớn nhất cả nước lại và thúc đẩy các thành phố khác đi lên để thu hẹp dần khoảng cách giữa các thành phố.

Tuy nhiên, Việt Nam cần lưu ý vấn đề hiện nay không phải là chúng ta sẽ lựa chọn Hà Nội, hay TP HCM, hay Quảng Ninh, Đà Nẵng... mà là chúng ta phải chọn Hà Nội hay Singapore, hay Tokyo, hay New York...

“Hiện chúng ta phải cạnh tranh và thu hút người giỏi và người giàu của chúng ta trên mảnh đất của chính chúng ta, bây giờ không có mấy người giàu muốn chạy ra Vân Đồn, Bắc Vân Phong hay Phú Quốc ở đâu. Khả năng 10.000 hay 100.000 người ở Hà Nội thì có, chứ 10.000 – 100.000 người đó chuyển ra Vân Đồn thì khó lắm”, ông Du đưa ra giả thiết.

Ba khu vực được chọn để phát triển ĐKKT hiện tại dù có thành công cũng khó trở thành “cú đấm thép” hay “cú huých” để đưa nền kinh tế cả nước đi lên, bởi nền kinh tế của Việt Nam hiện vẫn đang dựa vào kinh tế của Hà Nội và TP HCM. Tốt nhất là nên tập trung đưa hai đầu tàu này đi lên để kéo đoàn tàu kinh tế cả nước – TS Du kết luận.

N.Lê