Trung Quốc và tham vọng trở thành cường quốc hàng hải
Cảng container Guangzhou Nansha ở phía Nam Trung Quốc. (Nguồn: ft) |
Địa điểm của các cảng biển được đầu tư phân bổ xung quanh 3 “con đường kinh tế xanh”, được chính quyền Bắc Kinh coi là một nhân tố quan trọng để dự án “Một vành đai, Một con đường” thành công. “Một vành đai, Một con đường” là kế hoạch lớn để đạt được mối quan hệ đồng minh và mở cửa thị trường với 65 quốc gia giữa châu Á và châu Âu.
Một nghiên cứu của ngân hàng đầu tư Grisons Peak ở London chỉ ra, các doanh nghiệp Trung Quốc đã công bố kế hoạch mua hoặc đầu tư vào 9 cảng biển quốc tế trong năm tính đến tháng 6 với tổng trị giá lên đến 20,1 tỷ USD. Bên cạnh đó, nhiều cuộc đàm phán để đầu tư vào vài cảng khác đang diễn ra, tuy nhiên giá trị của các thương vụ chưa được tiết lộ.
Theo ước tính của Financial Times, mức độ hoạt động này cho thấy tốc độ phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc đối với các dự án cảng biển quốc tế. So với cùng kỳ năm ngoái, giá trị đầu tư của quốc gia này chỉ là 9,97 tỷ USD.
“Trong một năm qua, Trung Quốc đã công bố tất cả các con đường kinh tế xanh, vì vậy cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi đầu tư về cảng và vận tải tăng mạnh đến mức này”, ông Henry Tillman, giám đốc điều hành của Grisons Peak cho biết.
Tầm quan trọng của một trong ba tuyến hàng hải chạy từ Trung Quốc đến Ấn Độ Dương, và sau đó đến Địa Trung Hải, được chỉ ra trong vài khoản đầu tư mới được công bố.
Financial Times cho biết, bốn dự án riêng biệt được đầu tư ở Malaysia, với các khoản đầu tư của công ty Trung Quốc được dự kiến dành cho dự án Melaka Gateway 7,2 tỷ USD, cảng Kuala Linggi 2,84 tỷ USD, cảng Penang 1,4 tỷ USD và cảng Kuantan 177 triệu USD.
Tại Indonesia, công ty Cảng Ningbo Zhoushan lên kế hoạch đầu tư 590 triệu USD vào dự án Kalibaru, phần mở rộng của cảng biển lớn nhất đảo quốc này, Tanjung Priok.
Tuyến đường hàng hải từ Trung Quốc đến châu Âu qua Bắc Băng Dương, có thể giảm thời gian di chuyển vài ngày, cũng đang thu hút sự chú ý. Đây là dự án bao gồm một cảng nước sâu gần Arkhangelsk, ở Biển Trắng của Nga, và một tuyến đường sắt dài ở Siberia.
Bản đồ các dự án đầu tư vào cảng biển quốc tế của Trung Quốc. (Nguồn: ft) |
Kế hoạch của công ty nhà nước Poly nhằm đầu tư vào cả cảng biển và đường sắt đã có những bước tiến triển tích cực trong mùa xuân năm nay, với chuyến ghé thăm Arkhangelsk của phó thủ tướng Trung Quốc Wang Yang.
Bên cạnh đó, Klaipeda, một cảng biển của Lithiania, cũng đã thu hút nhiều kế hoạch đầu tư từ công ty Merchants của Trung Quốc để xây một cảng container lớn. Các cuộc đàm phán khác cũng đã được triển khai đối với những khoảng đầu tư tiềm năng vào cảng biển ở Kirkenes, một cảng của Na Uy trên biển Barents, và ở hai cảng của Iceland.
Mặc dù vậy, theo Jonathan Hillman, Giám đốc Trung tâm chiến lược và nghiên cứu quốc tế, một vài dự án đầu tư cảng biển của Trung Quốc dấy lên câu hỏi liệu Trung Quốc có đang theo đuổi chương trình nghị sự nào dưới hình thức kinh tế hay không.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/