Trung Quốc ráo riết săn lùng các mỏ vàng ở nước ngoài
Thứ trưởng Bộ Công Thương: Có khả năng Mỹ xuất khẩu hàng sang Trung Quốc thông qua Việt Nam | |
Trung Quốc dự tính nới lỏng quy định mua cổ phần chiến lược cho các công ty nước ngoài |
Mở rộng kiểm soát các mỏ vàng nước ngoàiBarrick Gold và Shandong Gold đang chia nhau nắm giữ cổ phần tại mỏ vàng Veladero ở Argentina. Ảnh: orangesmile.com |
Mở rộng kiểm soát các mỏ vàng nước ngoài
Chiến dịch mở rộng kiểm soát các mỏ vàng nước ngoài của Trung Quốc được thực hiện bằng nhiều cách bao gồm hợp tác với các đối tác nước ngoài. Hồi đầu tháng 7, công ty sản xuất vàng lớn nhất thế giới Barrick Gold (Canada) đã ký kết thỏa thuận nâng cao hợp tác với tập đoàn khai thác vàng nhà nước Shandong Gold (Trung Quốc) để phát triển các mỏ vàng. Cả hai công ty ra tuyên bố chung cho biết nhất trí tìm kiếm các cơ hội hợp tác trong các vụ thâu tóm các mỏ vàng.
“Thỏa thuận hợp tác này sẽ đưa mối quan hệ đối tác của chúng tôi lên một tầm cao mới”, John Thornton, giám đốc điều hành Barrick Gold nói về thỏa thuận hợp tác chiến lược với Shandong Gold.
Hai công ty này đã bắt tay hợp tác vào hồi tháng 4-2017 trong một thỏa thuận mà Barrick Gold bán cho Shandong Gold 50% cổ phần tại mỏ vàng Veladero của công ty này ở Argentina với giá gần nửa tỉ đô la Mỹ. Sản lượng khai thác tại mỏ vàng Veladero ước tính hơn một triệu ounce mỗi năm.
Thỏa thuận hợp tác trên là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy công ty khai thác vàng Canada muốn hợp tác tác chặt chẽ với Shandong Gold để tận dụng nguồn tiền mặt dồi dào của công ty này. Shandong Gold đang thẩm định khả năng hợp tác với Barrick Gold để phát triển dự án phát triển mỏ vàng bạc Pascua-Lama nằm ở khu vực biên giới Argentina và Chile. Barrick Gold gác lại dự án vào năm 2013 do các vấn đề môi trường, sự phản đối chính trị và chi phí phát triển quá lớn lên đến 8,5 tỉ đô la..
Động thái trên diễn ra giữa lúc các công ty khai khoáng Trung Quốc cấp tập thâu tóm và đàm phán thâu tóm các mỏ vàng ở nước ngoài. Hồi tháng 6, công ty khai thác vàng Chifeng Jilong Gold Mining (Trung Quốc) đã mua lại 90% cổ phần của một mỏ vàng và đồng ở Lào từ công ty MMG Limited (Úc) với giá 275 triệu đô la.
Trong khi đó, công ty khai khoáng Pengxin International Mining Co. ở Bắc Kinh đang đàm phán để mua mỏ vàng bạc Martabe ở Indonesia từ một nhóm nhà đầu tư do công ty đầu tư EMR Capital (Úc) dẫn đầu với giá 1,5 tỉ đô la. Năm 2016, nhóm nhà đầu tư này đã mua 95% cổ phần của mỏ vàng bạc Martabe từ công ty G-Resources (Hồng Kông) với giá 775 triệu đô la. Nhiều công ty khác cũng đang muốn mua lại mỏ Martabe, nơi có trữ lượng vàng ước tính 7,5 triệu ounce và trữ lượng bạc 67 triệu ounce.
Ra nước ngoài vì trong nước thắt chặt quản lý môi trường
Mỏ vàng bạc Martabe ở Sumatra, Indonesia. Ảnh: Financial Times |
Kể từ năm 2013 khi giá vàng giảm 30% trong một năm, Trung Quốc bắt đầu đẩy mạnh các hoạt động đầu tư ở các mỏ vàng nước ngoài. Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, Shandong Gold muốn mở rộng quyền kiểm soát các mỏ vàng ở nước ngoài để vươn lên trở thành một trong 10 công ty sản xuất vàng lớn nhất thế giới.
Phát triển các mỏ vàng là một quy trình dài hạn và nhiều rủi ro, đòi hỏi nhiều năm lên kế hoạch, nghiên cứu và phát triển hạ tầng. Các công ty khai thác phải phải phân tích chuyên sâu để xác định mỗi tấn quặng chứa hàm lượng vàng bao nhiều.
Bằng cách hợp tác với Shandong Gold, Barrick Gold có thể chuyển rủi ro trong việc phát triển các mỏ vàng bằng cách sử dụng tiền của Trung Quốc, nhà phân tích thị trường vàng Itsuo Toshima nhận định.
Yoshiyuki Kita, một lãnh đạo phụ trách mảng kim loại ở Cơ quan tài nguyên dầu, khí đốt và kim loại Nhật Bản (JOGMEC) cho rằng các quy định quản lý môi trường nghiêm ngặt ở Trung Quốc là một yếu tố khiến các công ty khai thác vàng Trung Quốc ra nước ngoài săn kiếm các mỏ vàng.
“Khi nhà chức trách áp dụng các biện pháp chính sách bảo vệ môi trường nghiêm ngặt hơn để giảm sử dụng thủy ngân trong hoạt động luyện và khai thác vàng, các công ty khai thác vàng Trung Quốc sẽ khó duy trì hoạt động các mỏ vàng quy mô nhỏ chiếm tỷ lệ phổ biến ở Trung Quốc”, Kita nói.
Thủy ngân và cyanide, được dùng để phân tách vàng từ quặng, rất những chất cực độc với môi trường và sức khỏe con người.
Phục vụ các mục đích chiến lược
Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc đặt mục tiêu nâng sản lượng khai thác vàng hàng năm của Trung Quốc lên 500 tấn vào năm 2020 so với con số 450 tấn vào năm 2016. Bắc Kinh đang tìm cách bảo đảm nguồn cung vàng trong tương lai để phục vụ các mục đích chiến lược và kinh tế.
Theo sáng kiến “Made in China 2025” do Chủ tịch Tập Cận Bình phát động, Trung Quốc đặt tham vọng trở thành cường quốc công nghệ và sản xuất trong các lĩnh vực như tự động hóa, bán dẫn, xe điện... Vàng, được sử dụng phổ biến trong các cơ chất của mặt hàng điện tử, có ý nghĩa quan trọng về mặt chiến lược trong nỗ lực này.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đang nắm giữ lượng vàng dự trữ lớn thứ sáu thế giới với khoảng 1.843 tấn. Takahiro Morita, giám đốc điều hành công ty nghiên cứu thị trường vàng và bạch kim Morita & Associates nhận định dù Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc không mua vàng kể từ năm 2017, Trung Quốc vẫn lên kế hoạch gia tăng dự trữ vàng để hỗ trợ đồng nhân nhân tệ trong dài hạn khi nước này đang muốn quốc tế hóa đồng nhân nhân tệ.
Trung Quốc cũng là nước tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới chủ yếu thông qua các hoạt động mua bán nữ trang. “Với tư cách là nước tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới, Trung Quốc cũng muốn giành quyền định giá vàng thế giới trong tương lai”, Morita nói.
Hồi tháng 9 năm ngoái, phát biểu tại một cuộc hội thảo về khai khoáng ở thành phố Thiên Tân, Chủ tịch tập đoàn vàng quốc gia Trung Quốc (CNGG) Song Xin cho biết công ty ông sẽ đẩy mạnh thăm dò và đầu tư cho các dự án mỏ vàng ở các nước thuộc khu vực “Một vành đai, một con đường”, nơi chiếm 80% nhu cầu tiêu thụ vàng toàn cầu.
Ông cho biết đầu tư vào các dự án mỏ vàng ở nước ngoài cũng là một cách để thúc đẩy quốc tế hóa đồng nhân dân tệ.
Zijin Mining Group, một công ty khai thác vàng nhà nước Trung Quốc khác, đã thực hiện chiến lược “đi ra toàn cầu” vào năm 2015 và cho đến nay, đang sở hữu các dự án mỏ vàng ở các nước nằm dọc theo tuyến đường tơ lụa cổ đại gồm Tajikistan, Kyrgyzstan và Nga. Ngoài ra, Zijin Mining Group cũng đang khai thác vàng ở Nam Phi, Cộng hòa Dân chủ Congo, Papua New Guinea, Úc và Peru.
George Fang, giám đốc điều hành Zijin Mining Group, cho biết 50% doanh thu hàng năm của công ty này đến từ các mỏ vàng ở nước ngoài.