Trung Quốc ngăn chặn nhập khẩu thịt bất hợp pháp, thương mại trị giá 2 tỉ USD của Ấn Độ gặp rủi ro lớn
Trung Quốc đã áp dụng các biện pháp kiểm soát biên giới chặt chẽ hơn do dịch tả heo châu Phi, theo đó hoạt động xuất khẩu thịt trâu Ấn Độ vào Trung Quốc thông qua Việt Nam đều phải dừng lại.
Các nhà xuất khẩu Ấn Độ đang hi vọng Indonesia có thể tăng gấp ba lần nhập khẩu thịt từ quốc gia Nam Á để bù đắp cho những tổn thất nặng nề trong năm nay.
Kiểm soát biên giới chặt chẽ hơn tại Trung Quốc đã làm ảnh hưởng tiêu cực tới thương mại thịt bất hợp pháp thường trị giá khoảng 2 tỉ USD mỗi năm.
Ấn Độ không thể trực tiếp bán thịt trau sang Trung Quốc vì lệnh cấm từ năm 2001 của Bắc Kinh sau khi dịch lở mồm long móng bùng phát.
Theo Bloomberg, Trung Quốc, nhà tiêu thụ thịt heo lớn nhất thế giới, đã tăng cường nhập khẩu thịt bò và các loại thịt khác khi người tiêu dùng tìm kiếm những lựa chọn thay thế sau khi dịch tả heo châu Phi giết chết hàng triệu con heo.
Tính đến tháng 10 năm nay, xuất khẩu thịt trâu và nội tạng của Ấn Độ đến Trung Quốc qua Việt Nam, Myanmar, Thái Lan và Hong Kong, đã giảm 23% so với một năm trước đó xuống còn 14.645 container , theo dữ liệu được tổng hợp bởi Hiệp hội các nhà xuất khẩu thịt và chăn nuôi Ấn Độ.
Số liệu của chính phủ cho thấy xuất khẩu sang Việt Nam, người mua lớn nhất Ấn Độ, giảm 34% xuống còn 202.873 tấn trong 6 tháng kết thúc vào tháng 9.
Tập trung vào Indonesia
Các nhà xuất khẩu muốn tăng doanh số tới Indonesia lên 300.000 tấn mỗi năm từ 80.000 tấn hiện nay, ông Fauzan Alavi, phó chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu thịt và chăn nuôi Ấn Độ, cho biết.
Nhóm này đang thúc đẩy chính phủ đàm phán với Indonesia để tăng hạn ngạch nhập khẩu, ông nói và cho biết thêm hiệp hội đang mong đợi một kết quả tích cực sớm.
Ấn Độ cũng đã yêu cầu Trung Quốc dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu.
Đồng thời, hiệp hội đã và đang thúc ép chính phủ Ấn Độ giảm thuế xuất khẩu đối với da sống để duy trì tính cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
Các nhà chế biến đang gặp khó khăn để bán da sống mặc dù thuế xuất khẩu Ấn Độ đã giảm xuống 40% trong tháng 7 từ mức 60%, ông Alavi cho biết. Australia, Mỹ và Canada không có thuế xuất khẩu, trong khi đó, chỉ thuế ở Brazil chỉ ở mức 9%, ông nói.
Việc loại bỏ thuế rất quan trọng đối với sự sống còn của ngành tại thời điểm các xưởng thuộc da bị đóng cửa và một số hoạt động với mức công suất thấp, ông Alavi, người cũng là giám đốc của Allanasons Pvt, nhà xuất khẩu thịt trâu lớn nhất Ấn Độ, chia sẻ.
"Ngay cả khi Trung Quốc cần thời gian để cho phép nhập khẩu từ Ấn Độ, doanh số bán hàng cao hơn cho Indonesia và việc giảm thuế sẽ giúp chúng tôi sống sót", ông Alavi nói trong một cuộc phỏng vấn.
Hôm 28/11, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết quốc gia châu Á sẽ nhập khẩu hơn hai lần lượng thịt heo so với năm năm ngoái, sau khi đàn heo bị tàn phá và giá thịt tăng vọt vì dịch tả heo châu Phi bùng phát.
Theo phát ngôn viên Bộ Thương mại Trung Quốc Gao Feng, tổng khối lượng thịt heo nhập khẩu trong năm nay ước vượt 3 triệu tấn.
Thứ Sáu tuần trước (6/12), Bắc Kinh cũng xác nhận gỡ bỏ thuế quan nhập khẩu đối với một số đậu nành và thịt heo nhập khẩu từ Mỹ.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/