Trung Quốc mất lợi thế trong đàm phán thương mại với Mỹ chỉ vì dịch ASF?
Ảnh: Reuters.
Trung Quốc, chiếm khoảng một nửa lượng heo thế giới và là nhà tiêu thụ thịt heo lớn nhất, đã bị tàn phá bởi sự bùng phát của dịch ASF trong thời gian gần đây. Dịch ASF, một loại virus không có thuốc chữa hoặc vacxin phòng bệnh, gây tử vong cao ở heo nhưng không ảnh hưởng tới con người.
Dữ liệu từ chính phủ Trung Quốc cho hay dịch bệnh đã khiến hơn một triệu con heo bị tiêu hủy.
Điều này có thể khiến giá heo hơi tăng cao, vốn đang gây áp lực cho người tiêu dùng Trung Quốc và có thể buộc quốc gia này phải nhượng bộ trong các cuộc đàm phán với Mỹ, nhà phân tích Ross Gilardi viết trong một báo cáo gửi khách hàng.
"Chúng tôi không chắc nếu thị trường đánh giá cao làm thế nào một dịch ASF tác động tới đàn heo khổng lồ của Trung Quốc có thể buộc Bắc Kinh tham gia vào một cam kết thương mại", ông Gilardi nói.
"Mối đe dọa ngày càng leo thang là lạm phát giá thịt heo, điều này gây áp lực lớn hơn đối với Trung Quốc để gỡ thuế nhập khẩu 62% đối với thịt heo Mỹ mặc dù nhập khẩu thịt heo Mỹ đã tăng mạnh so với mức trước chiến tranh thương mại".
Giá heo giao sau tại Mỹ đã 52,4% trong năm nay và là một trong những mặt hàng thể hiện tốt nhất năm 2019. Hàng hóa duy nhất vượt trội so với heo là xăng RBOB, tăng khoảng 60% mỗi năm. Trong khi đó, S&P 500 chỉ tăng khoảng 16,4% trong năm nay.
Biến động giá heo và chỉ số S&P năm 2019.
Gần đây, các quan chức Mỹ và Trung Quốc cho biết hai bên đang tiến gần đến một thỏa thuận thương mại. Đầu tháng này, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc cho hay đã đạt được sự đồng thuận mới trong các cuộc đàm phán, theo trang thông tấn Tân Hoa xã.
Tháng 3, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin nói hai nước đã có các cuộc đàm phán thương mại mang tính xây dựng.
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng dịch ASF dường như đang làm suy yếu lợi thế của Trung Quốc và có thể buộc Bắc Kinh nới lỏng hạn chế đối với đậu nành Mỹ, theo đó hỗ trợ nông dân Mỹ và tạo cơ hội cho nhu cầu thiết bị, theo ông Gilardi.