Trung Quốc lên kế hoạch cho đồng tiền kĩ thuật số nhân dân tệ
Thị trường ngoại hối hôm nay (13/11): USD tiến gần mức đỉnh của năm, GBP 'do dự' ở ngưỡng hỗ trợ | |
NHTW Trung Quốc đã bán USD để kiềm chế đà giảm của đồng nhân dân tệ |
Nguồn: AsiaNikkey. |
Trung Quốc đang lên kế hoạch cho phiên bản kĩ thuật số của đồng nhân dân tệ
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) đang tạo ra một phiên bản kĩ thuật số của đồng nhân dân tệ (e-yuan) nhằm giành lại một phần đáng kể các khoản thanh toán hiện đang được thực hiện thông qua các nhà khai thác tư nhân như Alipay của Alibaba và WeChat Pay của Tencent.
Đối với NHTW, động thái này không thuần túy là nắm bắt một cơ hội kinh doanh. Thay vào đó, PBoC nhận định đồng tiền kĩ thuật số này là một công cụ công nghệ sẽ cải thiện đáng kể khả năng theo dõi cách thức tiêu dùng của người dân cũng như doanh nghiệp Trung Quốc và giảm sức hấp dẫn của tiền điện tử. Trong tương lai xa, điều này sẽ phục vụ mục đích quan trọng nhất là cải thiện việc thu thuế và thực thi các biện pháp kiểm soát ngoại hối cũng như tạo ra những cách thức mới để thực hiện chính sách tiền tệ.
Bất chấp sự tiện lợi không thể phủ nhận của thanh toán kĩ thuật số, nỗ lực thay thế tiền mặt bằng tiền kĩ thuật số yêu cầu mức độ bảo mật nhất định với mỗi khoản thanh toán. Dù cho NHTW công bố sẽ đảm bảo tính bảo mật, bất cứ một "cửa sau" nào dẫn vào các tài khoản cũng có thể bị khai thác. Phương án tối ưu được đưa ra là duy trì một lượng nhỏ tiền mặt trong lưu hành.
Do Trung Quốc đã nhanh chóng áp dụng các khoản thanh toán điện tử thông qua các ứng dụng di động, Bắc Kinh có khả năng đạt được mục tiêu loại bỏ hầu hết (không phải tất cả) tiền mặt trong thập kỷ tới của PBoC. Hơn nữa, quyền lực của cơ quan quản lý đồng nghĩa với việc Alipay và WeChat Pay sẽ bị xóa sổ một khi PBoC đưa ra các ứng dụng đồng nhân dân tệ điện tử.
Đối với người tiêu dùng Trung Quốc, tiền mặt và tiền điện tử sẽ có giá trị ngang nhau và được phân biệt chỉ theo nghĩa là tiền mặt cũ là tiền mặt vật lý trong khi tiền điện tử là tiền kĩ thuật số. Theo cách tương tự, thanh toán bằng đồng tệ điện tử có vẻ hơi khác so với việc sử dụng Alipay hoặc WeChat Pay.
Điều này sẽ phụ thuộc vào các quyết định của PBoC về thiết kế đơn vị tiền tệ kĩ thuật số mới bao gồm câu hỏi liệu các ứng dụng thanh toán hiện có có thể định tuyến các giao dịch qua ví điện tử nhân dân tệ hay không. Để thúc đẩy giao dịch, loại tiền này sẽ cần phải có được sự thuận tiện như các ứng dụng thanh toán hiện nay.
PBoC vẫn còn rất nhiều điều phải tìm hiểu về cách thức vận hành đồng e-yuan. Viện nghiên cứu tiền tệ kĩ thuật số mở cửa vào năm ngoái đã tuyển dụng nhiều chuyên gia trong lĩnh vực mật mã. Viện này cũng đã đệ trình hơn 40 bằng sáng chế ứng dụng liên quan đến cơ sở hạ tầng công nghệ cho tiền điện tử.
Ít nhất, đồng e-yuan có thể sẽ liên quan đến việc tạo ra các ví kĩ thuật số cá nhân để thực hiện các khoản thanh toán một cách trực tiếp và có khả năng hoạt động ngoại tuyến. Ngược lại, Alipay và những ứng dụng tương tự hiện nay xử lý thanh toán thông qua mạng trực tuyến.
Yao Qian, người đứng đầu viện nghiên cứu, khẳng định đồng e-yuan sẽ vượt trội so với hệ thống thanh toán điện tử hiện tại của Trung Quốc bởi nó sẽ được công khai và kiểm soát. Đồng tiền này cũng sẽ phá vỡ bức tường phân chia thanh toán và chính sách tiền tệ và có khả năng sẽ cho phép NHTW hạ lãi suất danh nghĩa dưới mức 0 nếu cần thiết để kích thích tín dụng và chi tiêu.
Theo thống đốc PBOC mới được bổ nhiệm, ông Yi Gang phát biểu vào tháng 4 vừa qua: "Chúng tôi đang nghiên cứu cách sử dụng khả năng tích cực của tiền kĩ thuật số để phục vụ tốt hơn nền kinh tế".
PBOC không phải là NHTW duy nhất tìm cách áp dụng loại tiền kĩ thuật số. Các đối tác ở những quốc gia như Venezuela, Senegal, Thụy Điển và Tunisia cũng đang thử nghiệm nhiều dự án tương tự. Quần đảo Marshall của Nam Thái Bình Dương là một trong những nước tích cực nhất nghiên cứu về đồng tiền kĩ thuật số dù Quỹ tiền tệ quốc tế đã bày tỏ lo ngại.
Zhou Xiaochuan, cựu thống đốc của PBOC rời ghế vào tháng 3 sau 15 năm giữ cương vị này, đã liệt kê 4 động cơ của dự án e-yuan: giảm chi phí phát hành và lưu thông tiền giấy, cải thiện sự tiện lợi và an ninh, tăng cường chính sách tiền tệ và thúc đẩy chủ quyền tiền tệ.
Trong khi PBoC chưa công khai ước tính chi phí cơ sở hạ tầng thanh toán bằng tiền mặt bao gồm các nhân viên ngân hàng, ATM và vận chuyển bảo mật, chi phí này có thể bằng 0,5% tổng sản phẩm quốc nội hàng năm, tương đương 414 tỉ nhân dân tệ (59,61 tỉ USD) trong năm 2017 dựa theo các mức so sánh quốc tế.
Dù số lượng thanh toán điện tử quy mô nhỏ ở Trung Quốc tăng mạnh nhưng việc tích trữ tiền giấy vẫn là một thực tế đời sống. Theo dữ liệu PBoC, tiền tệ lưu thông bên ngoài các ngân hàng lên tới 7,13 nghìn tỉ NDT vào cuối tháng 3, tương đương khoảng 5.012 NDT/người. Trong số đó, 86% ở dạng đồng 100 nhân dân tệ, mệnh giá lớn nhất hiện nay.
Đồng nhân dân tệ vật lý, trên thực tế, vẫn mang lại lợi nhuận cho PBoC. Cũng như với các NHTW khác, lợi nhuận xuất phát từ khoản chênh lệch giữa giá trị mệnh giá của các tờ tiền và chi phí sản xuất.
Hạn chế trong kinh tế ngầm
Vấn đề quan trọng hơn đối với NHTW là mối liên hệ giữa tiền mặt và nền kinh tế ngầm. Trên thực tế, ở những nơi khác, các công ty Trung Quốc thường xuyên sử dụng tiền mặt để trốn thuế hoặc lách khỏi quy định. Tham nhũng và rửa tiền cũng thường liên quan đến việc xử lý một lượng lớn tiền mặt. Một ước tính gần đây cho rằng nền kinh tế ngầm của Trung Quốc chiếm khoảng 14,7% GDP.
Bắc Kinh ghét bitcoin vì những lý do tương tự. Dù bitcoin đã rất phổ biến, việc sử dụng bitcoin sẽ tránh được giao dịch ngoại hối và các chính sách kiểm soát, khiến các nhà chức trách ngày càng khó thanh tra.
Dưới áp lực này, Alipay và WeChat Pay gần đây đã cấm các chủ tài khoản sử dụng ứng dụng cho các mục đích liên quan đến tiền điện tử trong khi Bắc Kinh và các chính quyền thành phố khác cấm tổ chức sự kiện liên quan đến tiền điện tử. Các nhóm trò chuyện trực tuyến về chủ đề này cũng bị đóng cửa.
Trái với bitcoin, e-yuan đang được thiết kế để cung cấp cách thanh toán "giấu tên trong vòng kiểm soát". Theo nguyên tắc này, danh tính của người dùng cá nhân và chi tiết giao dịch của họ sẽ không được tiết lộ cho bên thứ ba mà không có sự đồng ý của họ. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng vẫn có thể truy cập thông tin về ví tiền mặt kĩ thuật số của người dùng nếu cần thiết.
Phần lớn cách thức vận hành và sử dụng e-yuan vẫn còn mơ hồ nhưng kế hoạch tiền tệ kĩ thuật số của PBoC dường như rất khả thi. NHTW sẽ tiếp tục thúc đẩy giám sát điều kiện pháp lý đối với các dịch vụ thanh toán tư nhân cũng như kiểm soát các ngân hàng thương mại của nước này để phát triển cơ sở hạ tầng tiền tệ kĩ thuật số mới.
Để loại bỏ các tờ tiền mặt mệnh giá lớn và thúc đẩy sử dụng đồng tiền điện tử, PBOC có thể ngừng phát hành loại tiền giấy mới, yêu cầu các ngân hàng đưa vào cổ phiếu của họ hoặc đặt ngày hết hạn cho các khoản tiền mặt chưa thanh toán. Tùy thuộc vào yêu cầu báo cáo, một phần lớn tiền mặt đang rửa không bao giờ có thể đổi thành e-yuan.
Bằng cách phát triển một loại tiền tệ kĩ thuật số được kiểm soát tập trung, PBoC sẽ có một cơ chế giám sát mới mạnh mẽ nhằm siết chặt nền kinh tế tiền mặt. Kết quả sẽ là có một NHTW mạnh hơn nhiều ở Trung Quốc và cả quốc tế. Một lần nữa, mô hình chủ nghĩa độc tài công nghệ của Trung Quốc có khả năng sẽ trở nên hấp dẫn đối với các chính phủ khác.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/