|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Trung Quốc cam kết hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân đầu tư ồ ạt ra nước ngoài

16:56 | 19/11/2018
Chia sẻ
Sự hỗ trợ của Bộ Thương mại Trung Quốc dành cho các công ty tư nhân mở rộng hoạt động kinh doanh quốc tế bất chấp kinh tế nội địa giảm tăng trưởng cho thấy sự thay đổi trong lập trường của Chủ tịch Tập Cận Bình.
chinh phu trung quoc ho tro cong ty tu nhan dau tu nuoc ngoai o at Nguy cơ Chiến tranh Lạnh từ chỉ trích Trung Quốc của Phó tổng thống Mỹ
chinh phu trung quoc ho tro cong ty tu nhan dau tu nuoc ngoai o at Giải cứu chứng khoán Trung Quốc: Dòng tiền ‘nóng’ chảy vào cổ phiếu ‘rác’
chinh phu trung quoc ho tro cong ty tu nhan dau tu nuoc ngoai o at
Nguồn: SCMP.

Bộ thương mại của Trung Quốc đã tuyên bố sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân đầu tư mở rộng ra nước ngoài - một dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh có thể sẽ lựa chọn một lập trường mềm mỏng hơn về đầu tư nước ngoài sau chiến dịch chống tham nhũng gắt gao nhắm tới những nhà tư bản lớn nhất cả nước.

"Chúng tôi sẽ hướng dẫn các doanh nghiệp tư nhân đầu tư mạo hiểm ra nước ngoài một cách có trật tự và tham gia vào" Sáng kiến Vành đai và Con đường", Bộ trưởng Thương mại Zhong Shan cho biết trong một cuộc phỏng vấn với tờ Daily's People, nhắc tới kế hoạch xây dựng các tuyến thương mại trên đất liền và hàng hải lớn nhất của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Đây là một phần của chiến lược quốc gia nhằm mở rộng ảnh hưởng quốc tế thông qua thương mại và đầu tư. Zhong cũng tiết lộ Bộ Thương mại rất muốn được thấy các doanh nghiệp tư nhân như nhà sản xuất thiết bị viễn thông Huawei, nhà sản xuất ô tô Geely và nhà sản xuất thiết bị hạng nặng Sany trở thành “thương hiệu quốc tế nổi tiếng”.

Bắc Kinh sẽ cố gắng hướng các quỹ đầu tư nước ngoài vào “các khu phát triển kinh tế và thương mại” do Trung Quốc phát triển, ông Zhong nói. Ít nhất 20 khu vực như vậy đã xuất hiện ở châu Á và châu Phi, bao gồm các khu vực ở Campuchia, Thái Lan, Pakistan, Zambia, Nga, Ethiopia và Indonesia.

Chính phủ cũng sẽ giúp các công ty tư nhân “quản lý rủi ro” liên quan đến đầu tư nước ngoài và bảo vệ lợi ích của họ. Vào tháng 7/2012, khi nhận thấy dòng vốn đang chảy vào và dự trữ ngoại tệ khổng lồ, chính phủ Bắc Kinh đã ban hành một chính sách khuyến khích các công ty tư nhân theo đuổi việc mở rộng kinh doanh quốc tế và kêu gọi các ngân hàng nhà nước hỗ trợ triệt để.

Chỉ thị này đã tạo ra đột biến lớn trong đầu tư nước ngoài khi các tập đoàn tư nhân lớn nhất Trung Quốc bao gồm Dalian Wanda, Anbang Insurance và HNA Group thực hiện những thương vụ thâu tóm trên toàn cầu.

Tuy nhiên, các vụ mua lại của họ không phải luôn luôn phục vụ mục tiêu chiến lược của Bắc Kinh về bảo vệ công nghệ, các nguồn lực chiến lược và các cơ sở sản xuất ở nước ngoài.

Kết quả là những khoản chi khổng lồ đã đột ngột kết thúc vào cuối mùa hè năm ngoái khi Bắc Kinh nhận thấy các công ty đang chịu quá nhiều rủi ro và chuyển mục tiêu sang các giao dịch đầu cơ nước ngoài, đặc biệt là các giao dịch mua tài sản và các câu lạc bộ bóng đá ở nước ngoài như châu Âu.

Sự thay đổi dẫn đến đầu tư nước ngoài của Trung Quốc giảm 19,3% trong năm ngoái, mức giảm lớn nhất kể từ khi Bắc Kinh bắt đầu nghiên cứu dữ liệu này vào năm 2003.

Tuy nhiên, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong 10 tháng đầu năm 2018 đã tăng 3,8% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 89,6 tỷ USD dù tỷ lệ này chậm hơn mức tăng 5,1% hàng năm được ghi nhận vào cuối tháng 9, theo số liệu do Bộ Thương mại công bố.

Bên cạnh lập trường mới của Bắc Kinh về đầu tư nước ngoài, các công ty tư nhân của Trung Quốc đang phải đối mặt với sự giám sát ngày càng tăng khi tiếp cận thị trường nước ngoài. Huawei là trường hợp điển hình đã bị cấm đầu tư vào các dự án của chính phủ tại Mỹ và Australia do những lo ngại về quan hệ giữa tập đoàn này và Bắc Kinh.

Xem thêm

Thu Phương