|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Triển vọng xuất khẩu gạo Ấn Độ 'mịt mờ' vì lệnh trừng phạt của Mỹ với Iran

08:08 | 08/08/2018
Chia sẻ
Tương lai của xuất khẩu gạo, chè Ấn Độ phụ thuộc vào việc tiếp tục nhập khẩu dầu từ Iran và khả năng thực phẩm, thuốc được miễn chịu lệnh trừng phạt của Mỹ.
trien vong xuat khau gao an do mit mo vi lenh trung phat cua my voi iran Xuất khẩu gạo của Campuchia tiếp tục giảm trong tháng 7
trien vong xuat khau gao an do mit mo vi lenh trung phat cua my voi iran Triển vọng xuất khẩu gạo Thái Lan dự báo duy trì mạnh mẽ trong năm 2019

Với việc các lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Iran sẽ có hiệu lực vào thứ Ba (7/8), số phận của hoạt động xuất khẩu gạo và chè Ấn Độ hiện phụ thuộc vào khả năng thực phẩm và thuốc được miễn khỏi lệnh trừng phạt, và thỏa thuận nhập khẩu dầu đạt được giữa New Delhi và Tehran.

“Chúng tôi muốn nghiên cứu các chi tiết của các lệnh cấm vận Mỹ áp đặt lên Iran. Nếu thực phẩm và thuốc được miễn, đây sẽ là một tin tốt cho các nhà xuất khẩu gạo và có thể cả chè nữa. Tuy nhiên, xuất khẩu cũng phụ thuộc vào việc tiếp tục nhập khẩu dầu mỏ từ Iran của Ấn Độ trong trường hợp không có cơ hội thanh toán phù hợp”, một quan chức chính phủ cho biết.

Vì các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ chủ yếu nhắm vào than chì, kim loại thô hoặc bán thành phẩm (nhôm, thép, than) hoặc phần mềm để tích hợp các quy trình công nghiệp, New Delhi hy vọng rằng việc cung cấp thực phẩm và thuốc sẽ được miễn trừ.

Hoạt động thu ​​mua hoặc mua lại đồng USD của Iran và thương mại bằng vàng hoặc kim loại quý được dự báo cũng bị giới hạn.

trien vong xuat khau gao an do mit mo vi lenh trung phat cua my voi iran
Ảnh: The Hindu BusinessLine

“Nếu gạo và chè được miễn khỏi lệnh trừng phạt, một phần vấn đề của các nhà xuất khẩu Ấn Độ được giải quyết. Tuy nhiên, nhiều người sẽ phụ thuộc vào cơ chế thanh toán được thực hiện giữa Ấn Độ và Iran đối với các mặt hàng xuất khẩu này vì sẽ có biện pháp trừng phạt đối với việc thanh toán bằng USD”, quan chức này nói thêm.

Một cơ chế thanh toán bằng đồng rupee, thông qua thỏa thuận hiện thời tại Ngân hàng UCO hoặc một ngân hàng tương tự đã được thực hiện với chi nhánh được đề xuất của ngân hàng Iran Pasargad ở Mumbai, có thể hoạt động tốt nhưng với một điều kiện.

"Mối quan tâm đến việc tiếp tục nhập khẩu gạo và chè từ Ấn Độ và xây dựng cơ chế thanh toán phù hợp của Iran có thể được gắn với quyết định tiếp tục nhập khẩu một phần đáng kể dầu từ quốc gia Hồi giáo sau ngày 4/11 của chính phủ Ấn Độ”, quan chức này cho biết.

Việc tiếp tục nhập khẩu dầu cũng có thể dẫn đến việc Iran tăng nhập khẩu từ Ấn Độ để giảm khoảng cách thương mại hiện tại, giúp cơ chế giống như việc trao đổi đồng rupee - rial hoạt động hết khả năng. Nhập khẩu từ Iran của Ấn Độ trong giai đoạn 2017 - 2018, chủ yếu là dầu mỏ, trị giá 11,11 tỷ USD trong khi xuất khẩu chỉ trị giá 2,65 tỷ USD và chủ yếu là gạo và chè.

Ông Ajay Sahai từ Liên đoàn Xuất khẩu Ấn Độ cũng đồng tình rằng, tình hình của các nhà xuất khẩu sang Iran, hiện tại, không chắc chắn.

“Chúng ta phải chờ xem chính phủ Ấn Độ sẽ đưa ra quyết định gì về nhập khẩu dầu từ Iran. Chỉ khi nào các khoản thanh toán dầu được thực hiện, sẽ có cơ chế chuyển tiền nhờ nhập khẩu dầu”, ông Sahai giải thích.

Trong khi không có hướng dẫn chính thức nào cho các ngân hàng Ấn Độ về việc ngừng các khoản thanh toán thương mại với Iran, với các biện pháp trừng phạt của Mỹ có hiệu lực có thể dẫn tới việc miễn cưỡng trong việc đàm phán các tài liệu xuất khẩu và thanh toán, theo một nhà xuất khẩu.

Xem thêm

Lyly Cao

Chủ tịch Kinh Bắc: Thị trường bất động sản muốn ấm phải chờ sang năm
Theo ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Kinh Bắc, thị trường bất động sản đến thời điểm này vẫn chưa ấm lên và có thể sẽ có dấu hiệu phục hồi theo hướng phát triển bền vững từ cuối năm nay.