Trên thị trường chứng khoán Việt Nam, phần lớn nhà đầu tư lướt sóng cổ phiếu thua lỗ!
Những sự kiện nhà đầu tư cần lưu ý trước khi ‘xuống tiền’ mua cổ phiếu vào tháng 12 |
Sáng nay 8/12, CTCP Biên An Toàn tổ chức hội thảo “Tìm kiếm cơ hội đầu tư trong mùa đông băng giá".
Hội thảo có sự tham gia của các diễn giả: Ông Phan Lê Thành Long, Giám đốc Viện Kế toán Quản trị Công chứng Úc (CMA) tại Việt Nam; ông Ngô Thế Hiếu, Giám đốc kinh doanh, CTCP Chứng khoán VNDirect; ông Nguyễn Trung Du, Giám đốc Dịch vụ Chứng khoán, CTCP Chứng khoán VNDirect, ông Huỳnh Minh Tuấn – Giám đốc CTCP Biên An Toàn.
Các diễn giả trao đổi tại hội thảo. Ảnh: Phan Quân |
Cơ hội từ các dòng vốn ngoại
Ông Ngô Thế Hiếu: Cơ hội của các nhà đầu tư trong thời điểm sắp tới khá tích cực. Đáng chú ý là sự dịch chuyển của các dòng tiền. Trên thế giới, thị trường các nước mới nổi đang bị rút tiền rất nhiều như Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ. Thị trường Việt Nam sẽ thu hút những dòng tiền của các quỹ đầu tư vào các thị trường sắp được nâng hạng.
Mới đây, theo trang tin Bangkok Post, Bualuang Securities dự tính dự kiến phát hành lượng DR cho chứng chỉ quỹ E1VFVN30 với giá trị huy động 5 tỉ Baht (151,5 triệu USD) và niêm yết DR này tại sở giao dịch chứng khoán Thái Lan (SET).
Việc cổ phiếu Việt Nam niêm yết trên thị trường nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận cổ phiếu Việt Nam dễ dàng hơn.
Nhà đầu tư hỏi - Chuyên gia thị trường chứng khoán đáp
NĐT: Cổ phiếu nào được hưởng lợi?
Ông Nguyễn Trung Du: Những cổ phiếu ngành dệt may, khu công nghiệp, cảng biển sẽ được hưởng lợi. Bên cạnh đó, một số ngành sẽ bị tác động tiêu cực như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản. Bên cạnh đó, nhu cầu bán lẻ tăng cũng là một trong những yếu tố tích cực để thúc đẩy cho các doanh nghiệp trong ngành.
NĐT: Hình thức phân bổ tài sản như thế nào?
Ông Phan Lê Thành Long: Nếu như nhà đầu quản trị rủi ro tốt, kênh đầu tư cổ phiếu vẫn là được đánh giá là tốt tại thời điểm này. Tuy nhiên, chiến lược đầu tư cụ thể phụ thuộc vào khẩu vị của nhà đầu tư.
Một số phân lớp tài sản trên thị trường hiện nay như cổ phiếu, trái phiếu và kênh đầu tư bất động. Tuy nhiên, thị trường bất động sản đang có thanh khoản giảm dần.
Ông Huỳnh Minh Tuấn: Tôi thấy triển vọng tại một lớp tài sản khác đó là vàng. Bên cạnh đó, kênh trái phiếu cũng là một ý tưởng đầu tư tốt trong năm 2019.
Ông Ngô Thế Hiếu: Về chiến lược đầu tư, có hai hình thức là lướt sóng ngắn hạn và đầu tư dài hạn. Hiện có 80 - 90% nhà đầu tư Việt Nam theo hình thức đầu tư ngắn hạn. Điều này dẫn đến rủi ro rất cao.
Theo kinh nghiệm làm việc trong nghề, tôi thường tránh việc bị ảnh hưởng bởi một quyết định đầu tư ngắn hạn. Theo thống kê của tôi, khoảng 90% nhà đầu tư thường thua lỗ với khoản đầu tư ngắn hạn.
Trong việc phân bổ danh mục, đây là một "nghệ thuật" trong đầu tư chứng khoán. Ví dụ, như tôi đầu tư cổ phiếu VND giá 20, giá mục tiêu lúc này giá mức giảm về ngưỡng thấp hơn. Lúc này, tôi có thể mua về tăng theo tỉ trọng về ngưỡng đó. Đây là phương pháp đầu tư "cưa chân bàn", đi ngược so với tâm lý đám đông trên thị trường. Với phương pháp như vậy, tôi chưa lỗ trên thị trường trong 10 năm nay, mức lợi nhuận bình quân năm đạt 18%.
Thị trường giảm là một may mắn! Hiện tỉ trọng cổ phiếu trong danh mục của tôi tươn đối cao.
Ông Nguyễn Trung Du: Tôi có kinh nghiệm là không mua quá 5 cổ phiếu trong danh mục. Bởi vì, khi nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu nhiều sẽ không có thời gian để nghiên cứu về doanh nghiệp, quá trình giao dịch của cổ phiếu.
Bên cạnh đó, tôi có nguyên tắc thứ hai là không mua 2 cổ phiếu cùng ngành, nhà đầu tư nên chọn cổ phiếu mạnh nhất cổ phiếu trong ngành.
Ba là, phân bổ đều các cổ phiếu trong danh mục. Nguyên tắc này tránh trường hợp, cổ phiếu lãi nhiều mua ít và cổ phiếu giảm lại nắm giữ với tỉ trọng lớn.
Bốn là, nhà đầu tư nên định hình là nhà đầu tư hay nhà đầu cơ. Nếu mua lướt sóng, nhà đầu tư nên theo phân tích kĩ thuật, đồ thị.
Năm là, nhà đầu tư nên quản trị danh mục theo giá trị danh mục. Quỹ đầu tư khác với nhà đầu tư nhỏ lẻ ở vị thế, tâm thế, tâm lý đầu tư.
Ông Ngô Thế Hiếu: Nhà đầu tư cần phân biệt rõ là đầu tư và đầu cơ. Nếu nhà đầu tư lựa chọn cổ phiếu dựa theo những yếu tố cơ bản của doanh nghiệp và lựa chọn thời điểm mua cổ theo hình thức phân tích kĩ thuật. Đó là đầu cơ!
Nhà đầu tư đặt câu hỏi tại hội thảo. Ảnh: Thu Thủy |
NĐT: Thời điểm nào để nhà đầu tư mua bổ sung cổ phiếu trong danh mục? Mức cắt lỗ và kì vọng lợi nhuận?
Ông Nguyễn Trung Du: Nhà đầu tư thường phân tích kĩ thuật cổ phiếu theo cùng một phương pháp. Theo nguyên tắc của tôi, cổ phiếu được mua thêm khi có lãi 7% và 5% đối với cổ phiếu bluechip. Mức cắt lỗ là 5% và 10% đối với các cổ phiếu có Beta cao.
Nhà đầu tư nên quan tâm đến việc bán cổ phiếu, đó là một quyết định quan trọng.
Bên cạnh đó, một nguyên tắc nhà đầu tư nên tham thảo đó là mua theo chiều lên và bán theo chiều xuống.
NĐT: Hiện danh mục của diễn giả có cổ phiếu nào và tại sao lựa chọn cổ phiếu đó?
Ông Phan Lê Thành Long: Theo cá nhân tôi, việc dùng tiền sẽ ưu tiên theo thứ tự. Thứ nhất là kinh doanh vì đem lại lợi nhuận cao hơn. Tiếp theo là đầu tư. Từ đầu năm 2018, danh mục của tôi không còn cổ phiếu.
Tuy nhiên, tại thời điểm này, tôi cho rằng cổ phiếu là hấp dẫn. Hiện danh mục của tôi đang có 30% danh mục là cổ phiếu với các mã bluechip.
NĐT: Vai trò của việc phân tích kĩ thuật trên thị trường?
Ông Nguyễn Trung Du: Phân tích kĩ thuật có nhiều trường phái. Tuy nhiên, nhà đầu tư nên tập trung vào các cụm nến và sử dụng một số chỉ báo nhất định.
Triển vọng ngành Dệt may
Ông Bùi Tiến Đức trình bày về triển vọng ngành dệt may. Ảnh: Thu Thủy |
Hiện, Hàn Quốc và Nhật Bản là hai thị trường có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. Bên cạnh đó, một số thị trường nhập khẩu dệt may lớn như Châu Âu, Mĩ, Trung Quốc.
Trong giai đoạn sắp tới, thị trường EU có dư địa tăng trưởng lớn khi 99,2% dòng thuế được cam kết cắt giảm, sản xuất dệt may là mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Hiện, chỉ có Bangladesh được áp thuế 0% tại thị trường này. Nếu EVFTA được thông qua, việc Việt Nam gia nhập thị trường này có thể là đối thủ lớn đối với các nhà xuất khẩu Bangladesh.
Tuy nhiên, một vấn đề lớn của ngành Dệt may Việt Nam đó là năng suất lao động. Cụ thể, trong khu vực năng xuất lao động của Việt Nam thấp hơn Indonesis, Trung Quốc, Philippines, chỉ cao hơn Campuchia, Myanmar.
Kết quả kinh doanh của một số doanh nghiệp ngành Dệt May. Ảnh: Thu Thủy |
Xem thêm |