|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Transimex, Hải An - Chuyện tái cơ cấu các công ty cảng Hải Phòng sau sự xuất hiện của cầu Bạch Đằng

12:20 | 26/02/2018
Chia sẻ
Sự xuất hiện của cầu Bạch Đằng khiến nhiều doanh nghiệp cảng tại TP Hải Phòng lâm vào tình cảnh lao đao, trong đó Hải An là ví dụ điển hình, câu hỏi đặt ra là làm thế nào để tái cơ cấu đưa kết quả kinh doanh tăng trưởng trở lại sẽ cần thời gian để có thể giải đáp. 
transimex hai an chuyen tai co cau cac cong ty cang hai phong sau su xuat hien cua cau bach dang Giá vốn tăng mạnh, Vận tải và Xếp dỡ Hải An gần đạt mục tiêu lãi ròng 2017
transimex hai an chuyen tai co cau cac cong ty cang hai phong sau su xuat hien cua cau bach dang Maserco chỉ bán được gần 498.000 cổ phiếu của Vận tải và Xếp dỡ Hải An

2 năm trời Transimex ròng rã thoái vốn tại Hải An

CTCP Transimex vừa thông báo đã bán xong gần 450.000 cổ phiếu CTCP Xếp dỡ Hải An (Mã: HAH) trên tổng số hơn 3 triệu cổ phiếu đăng ký bán, tức là chỉ bán thành công 15%. Giao dịch được thực hiện theo phương thức thỏa thuận, khớp lệnh, kéo dài từ ngày 22/1 đến ngày 20/2/2018 đem về cho Transimex khoảng 8 tỷ đồng .

Hiện tại, Transimex vẫn còn đang nắm giữ 4,56 triệu cổ phiếu HAH, chiếm tỷ lệ 13,45% vốn cổ phần.

transimex hai an chuyen tai co cau cac cong ty cang hai phong sau su xuat hien cua cau bach dang
Cổ đông lớn thi nhau thoái vốn tại Hải An

Chuyện thoái vốn của Transimex tại Hải An bắt đầu trước đó gần 2 năm, đây cũng chính là thời điểm bắt đầu chu kỳ sụt giá chưa thấy hồi kết của cổ phiếu HAH.

Cụ thể từ mức giá trên 26.000 đồng/cp, HAH từ từ lao dốc và hiện tại chỉ quanh ngưỡng 18.000 đồng/cp.

transimex hai an chuyen tai co cau cac cong ty cang hai phong sau su xuat hien cua cau bach dang
Diễn biến giá cổ phiếu HAH 2 năm trở lại đây (Nguồn: VNDirect)

Không ít lần Transimex đem Hải An “ra chợ chứng” rao bán, nhưng đem ra rồi lại đem về, đăng ký nhiều mà lượng bán thì chẳng bao nhiêu. Gần 2 năm, Transimex mới chỉ thoái được chưa đầy 1 triệu cổ phiếu HAH, kẹt cứng ở vị trí cổ đông lớn nhất tại Hải An.

Không chỉ Transimmex, nhiều cổ đông lớn của Hải An đem cổ phần công ty này đi bán cũng không nhận được kết quả khả quan.

Hải An và câu chuyện tái cơ cấu sau sự xuất hiện của cầu Bạch Đằng

Có thể nói Hải An chính là hình ảnh tiêu biểu nhất cho nhiều công ty cảng gặp phải "vận đen" khi cầu Bạch Đằng được xây dựng xong. Câu chuyện thay đổi thế nào có lẽ là bài toán làm đau đầu ban lãnh đạo các doanh nghiệp này trong thời gian sắp tới.

transimex hai an chuyen tai co cau cac cong ty cang hai phong sau su xuat hien cua cau bach dang
Cầu Bạch Đằng phân hóa lợi ích của các cảng tại Hải Phòng

Cầu Bạch Đằng là một công trình có tổng mức vốn đầu tư lớn 7.200 tỷ đồng, sau kết nối sẽ tạo diện mạo mới cho giao thông khu vực Đông Bắc. Công trình cũng có ý nghĩa lớn trong phát triển mạng lưới giao thông đồng bộ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội giữa tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng và các tỉnh duyên hải Bắc bộ.

Cầu Bạch Đằng có chiều dài 5,45 km do Tập đoàn SE của Nhật Bản thi công theo hình thức BOT. Nhà thầu khởi công xây dựng dự án vào quý I/2015 và dự kiến hoàn thành thi công vào quý I/2018. Theo tính toán, cây cầu sẽ rút ngắn quãng đường Hà Nội đến TP Hạ Long (Quảng Ninh) từ 180 km hiện nay xuống còn 130km; từ Hải Phòng đến Hạ Long từ 75 km còn 25 km.

Sự xuất hiện của Cảng Bạch Đằng khiến hoạt động của Hải An ảnh hưởng nặng nề. Trong năm 2015, từ chỗ tiếp nhận 7 chuyến/tuần thì năm 2016 đã giảm sút còn 5 chuyến/tuần và dẫn tới sản lượng bốc xếp hàng hóa xuất nhập khẩu của HAH đã giảm 30% trong năm 2016 (không xét tới hàng lạnh).

Để duy trì hoạt động, Cảng Hải An đã phải chuyển dần công năng sang bốc xếp hàng hóa nội địa, tỷ trọng hàng hóa nội địa trong năm 2016 đã tăng lên mức 50% trong khi chỉ chiếm 34% trong năm 2015. Doanh thu từ bốc xếp hàng nội địa thấp hơn hàng xuất nhập khẩu đã khiến doanh thu khai thác cảng 2016 giảm hơn 30% so với 2015. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến giá cổ phiếu giảm mạnh trong năm 2016.

Doanh thu từ hoạt động vận tải nội địa tăng trưởng mạnh chỉ sau 3 năm đi vào hoạt động và chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tổng doanh thu, giúp HAH phân tán bớt rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình. Nhờ vậy, mặc dù doanh thu từ khai thác cảng giảm mạnh trong năm 2016 nhưng tổng doanh thu của toàn công ty chỉ giảm 7%.

Ngoài việc chuyển sang làm cảng trung chuyển hoặc cảng sông với doanh thu từ bốc xếp hàng hóa nội địa là chủ yếu, Hải An cũng đã đầu tư thêm bãi container tại Đình Vũ để tăng khả năng khai thác cảng.

Lĩnh vực vận tải nội địa là nhân tố chính giúp HAH giữ được sự ổn định bất chấp sự cạnh tranh gay gắt ở mảng khai thác cảng khu vực Hải Phòng. Chuyển hướng sang hoạt động vận tải thủy nội địa, HAH đã đầu tư thêm 2 tàu vận tải container mới có sức chở trên 1.000 TEU, tải trọng trên 18.000 DWT với tổng giá trị đầu tư 236 tỷ. BVSC ước tính 2 tàu mới sẽ tăng sản lượng vận tải của HAH lên khoảng 32% và đạt 186.000 TEU trong năm nay.

Nhờ những thay đổi cấp bách trong hoạt động, năm 2017, kết quả kinh doanh Xếp dỡ Hải An đạt được cũng không đến nỗi tệ. Tổng doanh thu thuần gần 780 tỷ đồng, tăng 60% so với năm 2016. Lợi nhuận sau thuế đạt trên 150 tỷ đồng, tăng trưởng 11% thể hiện sự nỗ lực của Công ty.

Tại thời điểm 31/12/2017, tổng tài sản của HAH đạt 1.309 tỷ đồng. Nợ phải trả chiếm 36% tổng tài sản. Nợ dài hạn khoảng 193 tỷ đồng, chủ yếu là vay nợ dài hạn chiếm 74%. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của HAH vượt 124 tỷ đồng.

Bạch Mộc