|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

TP HCM ứng phó khẩn cấp với bệnh dịch tả heo châu Phi (ASF)

15:05 | 20/03/2019
Chia sẻ
Để tránh lây lan bệnh dịch tả heo châu Phi (ASF) trên địa bàn TP, UBND TP đã giao UBND các quận - huyện xây dựng kế hoạch ứng phó khẩn cấp với bệnh dịch.

Theo đó, tuyên truyền sâu rộng về sự nguy hiểm của bệnh dịch cũng như các biện pháp xử lý, mức và thời gian hỗ trợ của nhà nước đối với động vật nghi mắc bệnh, đã mắc bệnh, chết và buộc phải tiêu hủy.

Đồng thời, vận động người chăn nuôi không tham gia các hoạt động buôn bán, vận chuyển heo sống, các sản phẩm heo thịt không rõ nguồn gốc, không qua kiểm dịch của cơ quan thú y vào TP tiêu thụ.

Khuyến cáo cơ sở, các trại, hộ chăn nuôi áp dụng các biện pháp an toàn sinh học, vệ sinh thú y trong chăn nuôi để giảm thiểu nguy cơ tồn tại và xâm nhập mầm bệnh trong môi trường; giám sát chặt chẽ tình hình chăn nuôi, dịch tễ trên địa bàn, nhất là tại các khu vực giáp ranh với các tỉnh. 

Cùng với đó, xử lý nghiêm các trường hợp giết mổ gia súc trái phép và buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật mắc bệnh; xử lý triệt để heo bệnh, sản phẩm thịt heo nghi mắc bệnh; giám sát tình hình vận chuyển gia súc trên địa bàn, nhất là tại các khu vực giáp ranh giữa các địa phương, các tuyến đường nhỏ thông với các trục đường chính ra vào TP.

TP HCM ứng phó khẩn cấp với bệnh dịch tả heo châu Phi (ASF) - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao nhiêm vụ tái cơ cấu ngành chăn nuôi trên địa bàn TP theo hướng tập trung, phù hợp với quy hoạch đô thị của TP; thực hiện tiêu độc khử trùng các phương tiện vận chuyển tại các cơ sở giết mổ, tại các trạm kiểm dịch động vật đầu mối giao thông. 

Ngoài ra, khuyến cáo đối với các hộ chăn nuôi heo sử dụng nguồn thức ăn thừa tại các nhà hàng, quán ăn để nuôi heo phải tuân thủ các quy trình chế biến thức ăn.

UBND TP HCM yêu cầu Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP cần tăng cường kiểm tra nguồn thịt heo tại các chợ đầu mối; kiểm tra nguồn gốc sản phẩm thịt đông lạnh tại các kho bảo quản, xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, chế biên sử dụng nguồn thịt heo không rõ nguồn gốc, không qua kiểm dịch.

Cục Quản lý thị trường chuẩn bị lực lượng khi dịch bệnh xảy ra tại các tỉnh Đông và Tây Nam bộ để xử lý có hiệu quả tình trạng vận chuyển heo và sản phẩm thịt heo không qua kiểm dịch.

Các cơ quan thông tin đại chúng cần thông tin chính xác cho người dân về diễn biến tình hình bệnh dịch tả heo Châu Phi và các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo nguyên tắc vừa đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch bệnh, vừa bảo vệ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thịt heo, tránh gây hoang mang trong xã hội và gây thiệt hại kinh tế cho ngành chăn nuôi của TP.

Chỉ trong vòng 1 tháng, dịch ASF đã nhanh chóng lây lan tới 20 tỉnh thành trên cả nước, toàn bộ tại hộ chăn nuôi heo qui mô nhỏ, lẻ. Các tỉnh này gồm Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hải Dương, Hà Nam, Hòa Bình, Điện Biên, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Ninh Bình, Nam Định, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Sơn La, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Bắc Ninh và Lai Châu.

Có thể tăng nhập khẩu heo trường hợp thiếu nguồn cung do dịch tả heo châu PhiCó thể tăng nhập khẩu heo trường hợp thiếu nguồn cung do dịch tả heo châu Phi Hà Nội chi hơn 14 tỉ đồng để chống dịch tả heo châu PhiHà Nội chi hơn 14 tỉ đồng để chống dịch tả heo châu Phi Heo cảnh mini nhập lậu tăng trong khi dịch tả heo châu Phi chưa giảmHeo cảnh mini nhập lậu tăng trong khi dịch tả heo châu Phi chưa giảm

Lyly Cao